TIN TỨC ARISTINO
Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc đúng chuẩn
Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày Tết đúng chuẩn ở miền Bắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam
Miền Bắc là khu vực cực kỳ chú trọng vào bản sắc văn hóa dân tộc, xem trọng phong tục tập quán, lễ nghi và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Do đó, khi trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc, chúng ta cần phải biết cách thực hiện đúng chuẩn thì mới tạo ấn tượng tốt đẹp và thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên.
Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Ít ai biết rằng, việc trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc là cách thức thể hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay. Bên cạnh đó, cách bày trí này còn giúp con cháu bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên của gia tộc.
Tùy vào từng khu vực, từng vùng miền mà cách trang trí bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam có sự khác biệt. Song, dù là khu vực nào đi chăng nữa, việc bày trí bàn thờ trang hoàng là việc làm vô cùng quan trọng và không thể qua loa trong gia đình. Với miền Trung và Nam, cách bày trí bàn thờ có thể đơn giản và mang một vẻ đẹp riêng thì với miền Bắc - nơi gìn giữ và phát triển những phong tục, văn hóa của Việt Nam từ thời xa xưa, cách trang trí cần phải đúng chuẩn, trang trọng, cầu kỳ và quy củ hơn rất nhiều.
Ngoài việc nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội, tổ tiên của người Việt, việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc còn mang ý nghĩa như một lời gửi gắm chân thành, cầu mong gia đình luôn hạnh phúc, hòa thuận và đủ đầy trong một năm mới hứng khởi.
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc cần được bày trí cầu kỳ, kỹ lưỡng và quy củ nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên
Cần chuẩn bị những gì khi trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc?
Trước khi trang trí bàn thờ ngày Tết, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những thứ sau để bàn thờ được đẹp mắt, đúng chuẩn và không mạo phạm đến ông bà, tổ tiên:
1. Mâm ngũ quả
Chắc chắn, trên bàn thờ ngày Tết ở bất kỳ gia đình nào tại Việt Nam cũng phải có mâm ngũ quả. Người phương Đông cực kỳ chú trọng và tin vào thuyết Ngũ hành, do đó mâm ngũ quả sẽ bao gồm 5 loại trái cây khác nhau ứng với các hành Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ và tượng trưng cho Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Trong đó, “Ngũ” chính là biểu tượng của sự sống, còn “Quả” lại tượng trưng cho sự sống. Màu sắc của trái cây cũng sẽ tương ứng với từng màu sắc trong thuyết Ngũ hành.
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường bao gồm các loại trái cây như bưởi, quất, đào, chuối, hồng. Trong đó, chuối tượng trưng như bàn tay của thần linh, che chở và giúp đỡ các thành viên trong gia đình cũng như đại diện cho sự nở rộ của thần linh. Còn bưởi hoặc quả phật thủ lại tượng trưng cho sự vẹn toàn, viên mãn. Quả sung biểu tượng cho sự sung túc, nhiều tài lộc. Quả táo đại diện cho sự ấm no, phú quý. Quả lựu thể hiện mong muốn “con đàn cháu đống”,... Tùy vào từng gia đình mà chúng ta có thể bày biện các loại quả thay thế khác nhau.
Có một điều khá đặc biệt ở mâm ngũ quả miền Bắc, đó là số lượng trái cây thường được “chưng” theo số lẻ như 3, 5, 7, 9,... để phù hợp với phong thủy và dễ sắp xếp bố cục hơn.
Mâm ngũ quả miền Bắc được sắp xếp theo hình dạng chóp với bố cục đẹp mắt
2. Mâm cơm ngày Tết
Ngoài mâm ngũ quả, trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc cần có một mâm cơm thịnh soạn, cầu kỳ và bắt mắt. Bạn cần chuẩn bị các món ăn như xôi, thịt lợn luộc, gà trống luộc, rau xào, bánh chưng (đã bóc vỏ) và bày biện, trang trí đẹp mắt trước khi dâng lên ông bà, tổ tiên.
3. Phụ kiện trang trí bàn thờ
TRên bàn thờ ngày Tết, bên cạnh mâm ngũ quả và mâm cơm, bạn có thể trang hoàng thêm các phụ kiện, đồ trang trí như đèn dầu, nến,... để thắp sáng liên tục từ mùng 30 đến hết mùng 3. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm cây vàng bạc, cây tài lộc ở bên phải bàn thờ và một bình hoa tươi bên trái để tăng thêm phần “lộng lẫy”, trang hoàng cho bàn thờ gia tiên.
Nhìn chung, các vật dụng, món ăn, trái cây cần có trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc không có gì quá xa lạ và khác biệt so với hai vùng miền còn lại. Tuy nhiên, để bàn thờ được trang trí chỉn chu, trang nghiêm, bạn cần chuẩn bị từ rất sớm và nắm lòng một vài quy tắc quan trọng dưới đây:
-
Nguyên tắc “Nhất vị, nhị hướng”: Tốt nhất, các gia đình nên có phòng thờ tự. Nếu không có thì cũng nên đặt trong phòng khách, phòng sinh hoạt chung. Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ tại phòng ngủ, phòng ăn hoặc nhà bếp.
-
Nguyên tắc sạch sẽ: Bàn thờ là nơi ngự trị của ông bà, tổ tiên và các bậc tiền nhân trong gia đình. Do đó, vị trí bàn thờ cần được đặt ở trung tâm và cao nhất trong ngôi nhà.
Vào ngày Tết, bạn cần lau dọn sạch sẽ bàn thờ một cách tỉ mỉ, chu đáo và sử dụng chổi quét, khăn lau riêng biệt để tránh mạo phạm đến các bậc tiền nhân. Bàn thờ là nơi linh thiêng và là khu vực giao thoa âm - dương nên việc giữ bàn thờ sạch sẽ, thông thoáng là cách để con cháu bày tỏ lòng kính trọng với tổ tiên và các vị thần linh.
Cần giữ bàn thờ trang nghiêm và sạch sẽ trong ngày Tết
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc đúng chuẩn
Để bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc được đẹp mắt và đúng chuẩn, đúng nguyên tắc, bạn cần sắp xếp theo từng thứ tự các vật phẩm. Hãy thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:
1. Cách bày trí mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường sử dụng năm loại quả tượng trưng cho kết quả lao động tốt đẹp. Từ “ngũ” không chỉ thể hiện sẽ 5 mệnh của thuyết Ngũ hành, bao gồm Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ mà còn tượng trưng cho Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Trong khi đó, “quả” là trái cây thông thường và là biểu tượng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn.
Chung quy lại, từ “ngũ quả” mang ý nghĩa là kết quả của một năm vừa qua của người dân.
Để trang trí mâm ngũ quả đúng chuẩn và đẹp mắt, trước tiên, bạn hãy đặt nải chuối đầu tiên lên mâm (cần chọn nải đều quả và xanh tươi). Chính giữa phía trên nải chuối là quả phật thủ hoặc bưởi. Các loại quả khác, bạn xếp xen kẽ xung quanh nải chuối để tạo thành hình chóp sao cho hài hòa và cố định, không bị lung lay hay rơi rớt.
Lưu ý: Khi bày mâm ngũ quả, bạn không nên xếp quá cao hay các loại quả quá to để tránh nguy hiểm, đồng thời nên chọn các loại quả theo số lẻ để gặp nhiều may mắn và mang ý nghĩa phong thủy.
Cách bày trí mâm ngũ quả đúng chuẩn ở miền Bắc
2. Cách bày trí mâm cơm bàn thờ gia tiên
Khi làm mâm cơm cúng bàn thờ gia tiên, bạn nên chuẩn bị các món sau: bánh tét, nem rán, gà luộc, xôi, canh măng hầm chân giò, giò lụa, miến xào lòng gà, canh bóng thả, canh mọc, dưa muối, giò thủ,... Cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ các loại thực phẩm hoặc có thể thay đổi một chút cho phù hợp. Lưu ý, vào mùng 30 Tết và mùng 1, bạn cần chuẩn bị gà trống luộc trên mâm cúng để đúng với phong tục miền Bắc, đồng thời chọn số lượng bát đĩa theo số chăn nhằm mang đến sự may mắn và thịnh vượng.
3. Cắm hoa trên bàn thờ gia tiên
Hoa là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc. Khi chọn hoa, bạn cần tìm hiểu về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của một số loài hoa để trang trí nhằm mang lại hạnh phúc, tài lộc cho gia đình. Một số loài hoa bạn có thể lựa chọn bao gồm:
-
Hoa lan: Biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng và trong trắng.
-
Hoa đào: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, phú quý, sức sống mới.
-
Hoa cúc vàng: Biểu tượng của phúc lộc, trường thọ và may mắn.
-
Hoa huệ: Giúp gia chủ xua đuổi tà ma, quỷ dữ, vận xui trong nhà.
-
Hoa đồng tiền: Biểu trưng cho hạnh phúc và thịnh vượng.
Trong quá trình cắm hoa, bạn nên tuân thủ nguyên tắc: Hoa chính đặt ở vị trí đẹp nhất và hơi cao so với các nhành hoa phụ. Hãy xác định rõ bố cục cắm hoa là gì và từ đó, chọn những cách cắm hoa làm nổi bật những nhành hoa chính nhất.
4. Hướng dẫn sắp xếp các lễ vật bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Sau khi đã chuẩn bị xong những vật phẩm riêng lẻ, bạn sẽ tiến hành sắp xếp các vật phẩm sao cho đúng phong thủy, có tính quy củ và đạt tính thẩm mỹ. Cách sắp xếp như sau:
-
Với các đồ vật trang trí bàn thờ: Đặt 2 cây đèn dầu hoặc đèn điện ở hai bên bàn thờ, tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời theo quan niệm phong thủy.
-
Chuẩn bị hai lọ hoa: lọ hoa tươi và lọ “cây vàng cây bạc” và đặt ở hai bên bàn thờ. Lưu ý, không nên dùng hoa giả bởi điều này sẽ tỏ ra không hiếu kính với ông bà, tổ tiên.
-
Đặt các lễ vật khác như 3 chén rượu, 3 chén nước, nhang ở phía trước bàn thờ. Lưu ý khi chọn nhang, bạn cần chọn nhang vòng để nhang cháy được liên tục và lâu hơn so với nhang đứng.
-
Mâm ngũ quả bạn có thể đặt ở bàn phụ hoặc dùng hai mâm nhỏ đặt ở hai bên lư hương của bàn thờ để tạo tính cân bằng.
-
Mâm cúng có thể đặt cùng mâm ngũ quả ở bàn phụ hoặc ở phía sau bàn thờ gia tiên.
Một cách bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc tiêu biểu
Sau khi bày trí bàn thờ xong, bạn phải thắp nhang và phông nền đồng thời để mọi điều bạn cầu xin đều theo hương khói dâng lên tổ tiên, ông bà (nếu khói nhang hướng lên trên).
Nhìn chung, việc bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc có tính công phu, kỹ lưỡng và phức tạp hơn nhiều so với các vùng miền khác ở Việt Nam, thể hiện rõ nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo người miền Bắc, việc trang trí bàn thờ ngày Tết trang trọng là cách để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của mình và thực hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Bài viết nổi bật
Xem thêmSành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè
Nước hoa Unisex mùa hè không chỉ là điểm nhấn cho phong cách cá nhân mà còn là cách tuyệt vời để tạo ấn tượng và ghi điểm trong mắt mọi người.
Xem thêmGiày Tây Nam - Bí Quyết Của Quý Ông Thành Đạt
Các mẫu giày tây nam với thiết kế tối giản và họa tiết trang nhã sẽ mang đến vẻ ngoài hài hòa và đẳng cấp cho các quý ông trung niên.
Xem thêmGiày Da Nam Cao Cấp - Nâng Tầm Phong Cách
Giày da nam cao cấp là phụ kiện tạo điểm nhấn quan trọng cho bộ trang phục, phản ánh phong cách và đẳng cấp của người sử dụng.
Xem thêmVí Nam Khắc Tên - Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Món Quà Độc Đáo
Chiếc ví nam khắc tên chính là một đòn bẩy để tôn lên giá trị và cá tính đẳng cấp của người được nhận quà.
Xem thêmVí Da Cá Sấu – Đẳng Cấp Sang Trọng Của Đàn Ông
Ví da cá sấu không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là sự lựa chọn của những người yêu thích sự sang trọng và độc đáo.
Xem thêmCách Nhận Biết Và Bảo Quản Ví Da Bò Thật
Ví da bò thật thường được làm từ chất liệu da tự nhiên, do đó khi bạn ngửi sẽ thấy mùi đặc trưng của chất béo như mùi hăng và hơi hôi.
Xem thêmVí Da Nam Handmade – Độc Đáo Chất Riêng
Ví da nam handmade chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ đường chỉ may cho đến chất liệu da được chọn lựa cẩn thận.
Xem thêmVí Da Nam Cao Cấp - Nâng Tầm Đẳng Cấp Quý Ông
Ví da nam cao cấp được sản xuất với nhiều mẫu mã và phong cách khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Xem thêmNhẫn Cưới Kim Cương Nhân Tạo - Sự Sang Trọng Bền Vững
Nhẫn cưới kim cương nhân tạo hiện nay là một lựa chọn hấp dẫn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với nhẫn cưới kim cương tự nhiên.
Xem thêm