Ngày Giáng sinh là gì? Nên làm gì trong ngày lễ Giáng sinh?
“We wish you a Merry Christmas” là ca khúc thường vang lên trong tháng 12 hàng năm, mang thanh âm vui tươi, nhộn nhịp đón chào mùa Giáng sinh
“We wish you a Merry Christmas” là ca khúc thường vang lên trong tháng 12 hàng năm, mang thanh âm vui tươi, nhộn nhịp đón chào mùa Giáng sinh sắp đến. Vậy Giáng sinh là gì? Liệu chúng ta đã hiểu hết ý nghĩa của ngày này hay chưa?
Giáng sinh là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Vào thời điểm này, chúng ta thường diện những bộ đồ thật lung linh và check-in những nơi trang trí cây thông noel, hang đá và vô vàn khung cảnh decor khác. Vui chơi là thế, nhưng liệu chúng ta có khi nào tự hỏi, ngày này có ý nghĩa gì và có nguồn gốc như thế nào không?
Nguồn gốc, xuất xứ và ý nghĩa của ngày Giáng sinh
Lễ Giáng sinh (còn được gọi tắt là Noel) là ngày lễ quốc tế, kỷ niệm ngày Chúa Giê-su được sinh ra đời theo tín ngưỡng của những người theo đạo Cơ Đốc (hay còn gọi là Thiên Chúa giáo).
Vào thời điểm ban đầu, lễ Giáng sinh là của người theo đạo Kito nhằm kỷ niệm ngày người lãnh đạo tôn giáo của họ - Thiên Chúa giáng thế làm người. Song, theo thời gian và trải qua các lễ hội của người phương Tây, người ta không còn giới hạn lễ Giáng sinh chỉ dành cho những người theo đạo mà được tổ chức trang trọng và trang nghiêm trên quy mô lớn. Vì vậy, Giáng sinh được xem như ngày lễ quốc tế, là ngày gắn liền với hình ảnh ông già Noel, cây thông, chú tuần lộc cùng những món quà vô cùng ý nghĩa.
Không chỉ là ngày Thiên Chúa giáng thế làm người, Giáng sinh còn là ngày gắn liền với hình ảnh ông già Noel và những phần quà dành cho trẻ nhỏ
Vậy, ngày lễ Giáng sinh có ý nghĩa như thế nào?
Giáng sinh không chỉ là ngày lễ có ý nghĩa với riêng đạo Thiên Chúa mà còn là ngày của gia đình, ngày để mọi người, mọi thế hệ trong gia đình sum họp, đoàn tụ và quây quần bên nhau. Như vậy, chúng ta có thể xem ngày này là ngày để mọi người cùng tạo ra kỷ niệm chung và gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Theo đó, mỗi gia đình sẽ tổ chức ngày lễ Giáng sinh bằng các cách thức riêng, tạo dựng mối liên kết như chia sẻ bữa ăn chung, tâm sự bằng những câu chuyện trong cuộc sống, chia sẻ tâm tư, tình cảm nhiều hơn hay chỉ đơn giản là quây quần bên cây thông Noel, chụp những tấm hình thân mật và thưởng thức những ly trà nóng hổi,.. Ngoài ra, Giáng sinh còn là một ngày lễ đặc biệt dành cho trẻ em khi có quan niệm cho rằng, những trẻ em ngoan sẽ được ông già Noel tặng một món quà theo ước nguyện của chúng vào đêm Noel.
Về thông điệp, lễ Giáng sinh mang đến cho chúng ta một cái nhìn rộng hơn khi nhắc nhở mọi người sẻ chia với những ai bị bỏ rơi, cô đơn, già yếu thông qua câu hát “Vinh danh Thượng Đế trên cao - Bình an cho người dưới thế”.
Ngày lễ Giáng sinh còn được xem là ngày của gia đình, ngày mọi người đoàn tụ và sum vầy với nhau
Ngày 24 và ngày 25/12 khác nhau như thế nào?
Tất cả chúng ta đều biết, ngày 25/12 là ngày Đức Chúa Trời chính thức giáng thế. Nhưng chúng ta có khi nào thắc mắc, vì sao tối ngày 24/12 lại được nhiều người biết đến và được cộng đồng xem là ngày Giáng sinh chính thức hay không?
Hiểu một cách đơn giản, theo lịch Do Thái, thời điểm để tính một ngày là bắt đầu từ hoàng hôn chứ không phải lúc nửa đêm. Do dó, việc tổ chức Giáng sinh vào tối 24/12 được người Công giáo xem là đã bước qua ngày mới và bắt đầu cử hành lễ mừng Chúa Giê-su ra đời.
Đêm 24/12 - Lễ vọng theo Công giáo
Công giáo Roma quan niệm rằng, đêm 24/12 là thời điểm “lễ vọng”, thu hút đông đảo người tham gia bằng cách trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong đặt tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức Mẹ, xung quanh là những chú lừa, thiên thần, tượng Ba Vua,...
Đêm 24/12 - Lễ chính thức
Chúng ta đều cho rằng, ngày 25/12 là ngày Chúa Giê-su ra đời nên đây là ngày Giáng sinh chính thức. Nhưng thực tế, không có tài liệu nào chắc chắn Đức Chúa Trời được sinh vào ngày đó mà chỉ biết rằng, Ngài sinh ra trong đêm tối mùa đông không lạnh trong chuồng gia súc của một quán trọ nhỏ.
Kể từ đó, lễ Giáng sinh được những người dân theo đạo Cơ Đốc tổ chức ăn mừng. Dù vậy, trước sự cấm kỵ của chính quyền La Mã vào thời điểm đó, họ đã bí mật chọn ngày 25/12 để tổ chức và cử hành trùng vào ngày lễ “Thần Mặt Trời” của người La Mã.
Vào năm 312, Hoàng đế La Mã đã bỏ thần giáo theo đạo Cơ Đốc và hủy bỏ ngày lễ “Thần Mặt Trời”. Vì vậy, vào ngày 25/12 hàng năm, người dân tại đây đã tổ chức lễ mừng sinh nhật của Chúa Giê-su.
Như vậy, qua đoạn nội dung ngắn trên, chúng ta đã phần nào hiểu được lễ Giáng sinh là gì rồi đúng không? Và trong hai ngày 24 - 25/12 hàng năm, chúng ta sẽ có những hoạt động gì để vui chơi cũng như nêu cao ý nghĩa của ngày lễ này? Hãy cùng tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới nhé!
Nên làm gì trong ngày Giáng sinh?
Để ngày lễ Giáng sinh không bị nhàm chán và trôi qua vô vị hay thiếu một chút “thanh âm cuộc sống”, bạn hãy thực hiện các hoạt động sau nhé!
1. Trang hoàng cây thông Noel thật lung linh và xinh xắn
Cây thông Noel là một trong những biểu tượng, hình ảnh gắn liền với lễ Giáng sinh. Tại Việt Nam, những nhà theo đạo Thiên Chúa và những trung tâm thương mại, cửa hàng, công ty hay địa điểm công cộng sẽ trang trí cây thông Noel ngay từ đầu hoặc giữa tháng 12 nhằm hưởng ứng sự nhộn nhịp của ngày lễ này, mang đến không khí háo hức, rộn ràng trong những ngày cuối năm.
Giờ đây, không cần phải theo đạo, bạn cũng có thể trang trí cây thông Noel trong nhà để mang đến sự mới mẻ cho không gian riêng rồi đấy! Hãy cùng nhau sắm sửa, decor biểu tượng này bằng những con tuần lộc, ngôi sao, quả châu, hộp quà, ông già Noel,... đủ màu sắc để thăng thêm điểm nhấn và mang đến tổng thể vui tươi nhé!
Thử làm mới ngày lễ Giáng sinh của mình bằng cách trang trí cây thông Noel xem sao!
2. Hóa trang thành ông già Noel
Thật ra vào ngày Noel, không có ông già Noel nào cưỡi tuần lộc bay lên trời, sau đó thả món quà vào ống khói như quan niệm của người phương Tây đâu! (đây chắc hẳn là điều ai cũng biết). Nhưng chúng ta vẫn có thể trao cho những người khác, cho các em bé những món quà yêu thương bằng cách hóa trang thành ông già Noel trong truyền thuyết kia mà?
Hình thức tặng quà này không chỉ dựa trên truyền thuyết về ông già Noel mà còn bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Hài Đồng và có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc. Theo đó, khi Chúa Giê-su được sinh ra trong máng cỏ, ba nhà chiêm tinh đã đến và mang theo nhiều món quà khác nhau để tặng Ngài như nhũ hương, vàng, mộc dược,... Trong khi đó, những người dân nghèo không có gì sẽ dâng chúa một chút rau củ. Kể từ đó, hình thức tặng quà Giáng sinh đã trở thành lời chúc tốt lành và trở thành hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp Noel.
Ngoài ra, hành động tặng quà cho người khác còn lan tỏa tình yêu thương giữa người với người nữa đấy! Với một hoạt động ý nghĩa như thế, tại sao chúng ta lại không thực hiện để xóa tan một kỳ Noel nhàm chán, bạn nhỉ?
Hóa trang thành ông già Noel và mang quà tặng cho các bé là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp chúng ta lan tỏa yêu thương trong ngày lễ Giáng sinh
3. Tặng thiệp Giáng sinh cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp
Ngoài những món quà Giáng sinh, bạn cũng có thể thể hiện tình cảm, lòng yêu thương và trân quý của mình thông qua những chiếc thiệp Noel xinh xắn. Đây là cách để bạn có thể gửi hết dòng tâm tư, tâm sự, lời chúc chân thành của mình đến những người thân thương.
Và hoạt động này sẽ càng ý nghĩa hơn nếu bạn tự tay làm cho mình những tấm thiệp đó. Dù đẹp hay chưa được thì chỉ cần là đồ handmade đi cùng với lời chúc yêu thương cũng giúp người nhận cảm nhận được tấm lòng của bạn rồi đấy!
5. Treo tất Giáng sinh
Đây là hoạt động được rất nhiều trẻ em yêu thích bởi chúng tin rằng điều ước của mình sẽ thành hiện thực. Và theo một cách giải nghĩa khác, hoạt động này bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp, khi Thánh Nicolas từng gửi túi quà qua ống khói nhà bếp để giúp đỡ người nghèo. Khi túi vàng rơi xuống thì bị mắc một đống tất đang phơi cạnh đó. Đó là lý do vì sao treo tất lại được xem là hành động cầu mong sự may mắn đến với các gia đình.
Những chiếc tất được dùng trong dịp Giáng sinh thường có màu đỏ tươi cùng các hoa văn sặc sỡ. Ngoài ra, những chiếc tất này còn được trang trí nhiều biểu tượng vô cùng xinh xắn như tuần lộc, bông tuyết, ông già Noel,... tạo sự đa dạng trong các phong cách trang trí của người Việt.
Nhiều người cho rằng, treo tất Giáng sinh thể hiện sự mong cầu may mắn đến với một ai đó hoặc toàn bộ thành viên trong gia đình
6. Tổ chức tiệc Giáng sinh tại nhà
Như đã nói ở trên, Giáng sinh là ngày để mọi người trong gia đình tụ họp, sum vầy với nhau. Vì vậy, tại sao bạn lại không cùng các thành viên khác trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp tổ chức bữa tiệc ấm cúng với các món ăn truyền thống như bánh khúc, bánh gừng, bánh pudding, gà tây,... Trong không khí vui nhộn của bữa tiệc, bạn có thể tô điểm thêm chút thanh sắc bằng những bản nhạc du dương hoặc những bộ phim đơn giản, ý nghĩa để gắn kết tình cảm của mọi người.
7. Đón Giáng sinh ở nhà thờ hoặc các địa điểm trang trí đẹp mắt
Giáng sinh là ngày đặc biệt của Thiên Chúa giáo, do đó sẽ thật thiếu sót nếu bạn không cùng bạn bè, người thân đến nhà thờ và cùng hòa mình vào không khí lễ hội. Vào dịp này, các nhà thờ sẽ trang trí lộng lẫy, bắt mắt với nhiều hoạt động Giáng sinh vui tươi, sôi động. Và để không bị “lạc quẻ” thì bạn hãy diện cho mình những bộ trang phục đẹp mắt, lịch sự nhé!
Hy vọng qua bài viết này, chúng ta đã hiểu hơn về ngày lễ Giáng sinh cũng như những hoạt động nên làm để ngày lễ quốc tế trở nên ý nghĩa và thú vị hơn. Đừng quên theo dõi Aristino để cập nhận thêm những kiến thức hay, thú vị nhé!