Tư vấn phong cách

Cách sắp xếp mâm ngũ quả Tết đúng phong thủy, mang may mắn và tài lộc vào nhà

Để cầu mong may mắn, tài lộc vào nhà trong năm mới, bạn cần biết cách sắp xếp mâm ngũ quả Tết đúng phong thủy và theo từng văn hóa vùng miền.

Vào ngày Tết, mỗi gia đình thường bày biện mâm ngũ quả như một cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong tài lộc, may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể bày trí, sắp xếp mâm ngũ quả Tết sao cho vừa hợp phong thủy vừa đẹp thì không phải ai cũng biết…

Câu chuyện ý nghĩa về mâm ngũ quả Tết tại Việt Nam

Mâm ngũ quả là một khái niệm dùng để nói về mâm trái cây gồm năm loại hoa quả khác nhau trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường, mâm này sẽ được chưng, trang trí trên bàn thờ hoặc bàn tiếp khách. Xét về yếu tố Ngũ hành thì 5 loại quả này sẽ đại diện cho các hành: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ với các màu sắc tương ứng.

 

Người Đông Á và Đông Nam Á quan niệm, số 5 tượng trưng cho sự tốt đẹp, may mắn và thể hiện ước muốn của gia chủ trong năm mới, được gọi là “Ngũ phúc lâm môn”, tức: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Vì vậy, các gia đình thường trang trí mâm ngũ quả Tết để thể hiện mong muốn sẽ đạt được những điều tốt lành, may mắn trong năm mới.

 

Mâm ngũ quả trang trí ngày Tết

 

Bên cạnh đó, các loại quả trong mâm ngũ quả còn có những ý nghĩa riêng biệt theo từng văn hóa, quan niệm truyền thống của vùng miền, cụ thể như:

 

Khu vực

Mâm ngũ quả truyền thống

Miền Bắc

  • Chuối: Tượng trưng cho sự sum họp gia đình vào mỗi dịp Tết.

  • Bưởi: Sự thành đạt và thịnh vượng.

  • Hồng: Phú quý và may mắn.

  • Đào: Hạnh phúc và hy vọng trong tương lai.

  • Quýt: Sức khỏe và thành công.

  • Lựu: Sung túc, con đàn cháu đống.

  • Phật thủ: Cầu mong tổ tiên và Trời Phật chở che trong năm mới.

Miền Trung và miền Nam

Người miền Nam thường bày biện mâm ngũ quả dựa trên các từ đồng âm để thể hiện niềm mong ước trong năm mới, chẳng hạn như:

  • Mãng cầu: Mang ý nghĩa cầu mong.

  • Sung: Thể hiện sự sung túc.

  • Dừa: Mang ý nghĩa vừa đủ.

  • Đu đủ: Mang ý nghĩa đầy đủ.

  • Xoài: Mang ý nghĩa tiêu xài.

 

Khi 5 loại quả trên được ghép với nhau, người miền Nam sẽ cho ra một câu “Cầu sung dừa (vừa) đủ xoài (xài)”, tức mong muốn có một cuộc sống đủ sung túc, trọn vẹn và hạnh phúc trong năm mới.

 

Ngoài ra, người miền Nam còn bày biện một số loại quả không dựa theo từ đồng âm, ví dụ như dưa hấu để cầu mong năm mới may mắn, thanh long mang ý nghĩa phúc lộc đầy đủ,...

 

Ngày nay, ngoài những mâm ngũ quả truyền thống được lựa chọn dựa trên từ đồng âm kể trên, người ta còn trang trí các loại quả theo hướng… hài hước, vui vẻ nhưng vẫn có ý nghĩa, chẳng hạn như: cầu (mãng cầu) - vú (vú sữa) - vừa (dừa) - đủ (đu đủ) - xài (xoài), cầu - sung - vừa - đủ - quất (h��nh),...

 

 

Nhìn chung, tuy mỗi vùng miền có sự khác biệt về mâm ngũ quả Tết nhưng tất cả đều thể hiện giá trị văn hóa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhằm bày tỏ lòng biết ơn, thành kính với ông bà tổ tiên, đồng thời cầu mong năm mới bình an, dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt.

Một số lưu ý cần nắm trước khi sắp xếp mâm ngũ quả Tết

Trước khi trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Chọn hoa quả phù hợp với văn hóa vùng miền

Mỗi vùng miền, địa phương, khu vực sẽ có những bản sắc văn hóa khác nhau, quan niệm khác nhau, thậm chí kể cả cùng khu vực nhưng tín ngưỡng khác cũng có các loại hoa quả trưng bày khác. Do đó, tùy vào tín ngưỡng tôn giáo, vùng miền, địa phương mà bạn sẽ chọn các loại trái cây thích hợp.

 

Nên chọn các loại quả còn tươi khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết

 

Theo quan niệm của ông cha ta, mâm ngũ quả sẽ bao gồm 5 loại trái cây với màu sắc khác nhau, được trưng bày ở bàn thờ tổ tiên hoặc trong phòng khách. Khi chọn trái cây, bạn nên mua những quả hơi chín hoặc vừa chín tới, khi cầm có cảm giác chắc tay, không bị trầy xước và có cuống xanh (đặc biệt là phần cuống bởi đây là bộ phận giúp trái cây không bị chín quá nhanh và tạo cảm giác tươi hơn, khi chưng cũng sẽ đẹp hơn). Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại quả có màu sắc rực rỡ và tươi mới.

2. Những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi xếp mâm ngũ quả ngày Tết

Tuy chúng ta có thể đa dạng, tùy biến trong việc sắp xếp, bày trí nhưng vẫn sẽ có một số loại quả được xem là “kiêng kỵ”, mang ý nghĩa không tốt về tài lộc, may mắn. Chẳng hạn như người miền Nam thường kiêng kỵ trang trí táo, lê, chuối,... bởi đây là những loại quả có ý nghĩa không tốt cho đường công danh, sự nghiệp sau này của các thành viên trong gia đình.

 

Bên cạnh đó, khi chọn mua trái cây, bạn cũng không nên chọn những quả chín quá bởi chúng rất dễ hư hỏng, cũng chính là điềm không may trong năm mới. Khi chuẩn bị mâm ngũ quả, bạn nên thực hiện trước đêm 30 Tết để thời khắc giao thừa, mọi thứ được chỉn chu hơn, cũng là một cách để thể hiện sự tôn trọng, lòng thành kính với tổ tiên, ông bà.

 

Tuyệt đối không nên sử dụng trái cây giả trong mâm ngũ quả bởi điều này chẳng khác nào thể hiện sự giả tạo và các ý nghĩa tiêu cực trong năm mới.

Cách sắp xếp mâm ngũ quả Tết theo văn hóa từng vùng miền

Như đã đề cập ở trên, tùy vào từng văn hóa vùng miền mà bạn sẽ có những cách sắp xếp mâm ngũ quả phù hợp. Dưới đây là các cách sắp xếp, trang trí mâm ngũ quả đẹp mà vẫn đầy đủ ý nghĩa theo quan niệm của từng miền ở Việt Nam:

1. Cách trang trí mâm ngũ quả theo văn hóa miền Bắc

Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường tuân theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Cụ thể, khi trang trí, người ta sẽ lựa chọn các loại quả phối theo 5 màu: Kim (màu trắng) - Thủy (màu đen) - Mộc (màu xanh lá) - Hỏa (màu đỏ) - Thổ (màu vàng) và thường xuất hiện các loại quả sau:

 

  • Chuối xanh: Được bày theo nải, biểu tượng của sự sum vầy, quây quần, tụ họp các thành viên trong gia đình.

  • Bưởi vàng: Biểu trưng cho sự sung túc, may mắn và giàu có.

  • Phật thủ: Là loại quả có hương thơm dịu nhẹ, lưu giữ thần Phật.

  • Quất cảnh hoặc ớt đỏ: Thường được trang trí xung quanh nhằm tô điểm màu sắc rực rỡ cho mâm ngũ quả, như thể điểm tô các mảng màu sắc cho năm mới.

  • Dứa: Hương thơm nồng nàn của dứa thể hiện ước mơ năm mới khỏe mạnh, an lành hơn.

 

Ngay sau khi xác định các loại quả thường có trong mâm ngũ quả Tết ở miền Bắc, bạn hãy tiến hành sắp xếp theo các vị trí sau:

 

  • Chuối xanh - tượng trưng cho hành Mộc sẽ đặt dưới cùng để đỡ lấy các loại quả khác. Nải chuối sẽ đóng vai trò như một bàn tay nâng đỡ, che chở cho gia chủ.

  • Phật thủ, bưởi vàng - tượng trưng cho hành Thổ sẽ được đặt chính giữa nải chuối.

  • Ớt đỏ - tượng trưng cho hành hỏa và đào/lê - tượng trưng cho hành Kim sẽ được sắp xếp xung quanh mâm ngũ quả sao cho cân đối, hài hòa hơn.

 

Có vài điều khi trang trí mâm ngũ quả Tết theo văn hóa miền Bắc mà bạn cần lưu ý:

 

  • Không dùng quả có gai nhọn, mùi hoặc xù xì bởi theo quan niệm của người Bắc, các loại quả này sẽ mang đến vận rủi cho gia chủ.

  • Nên chọn số lượng trái cây trong mâm ngũ quả theo số lẻ, xếp đan xen và so le nhau.

  • Không nên rửa qua nước mà chỉ nên lau nhẹ nhàng để tránh quả bị úng, hư hay nhanh chín.

 

Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết theo văn hóa miền Bắc

2. Cách trang trí mâm ngũ quả Tết theo văn hóa miền Trung

Miền Trung là vùng đất thường chịu nhiều thiên tai nên các loại trái cây không được phong phú như hai “người anh em” trên đất nước. Do đó, mâm ngũ quả tại khu vực này thường khá đơn giản và có sự giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam. Thông thường, những loại trái cây này đ��u là “cây nhà lá vườn”, “của nhà trồng” và mùa nào thì chọn loại trái cây ấy, miễn gia chủ có lòng là được.

 

Trong mâm ngũ quả Tết ở miền Trung, người ta thường trang trí các loại quả như sau:

 

  • Cam: Biểu trưng cho sự thành đạt.

  • Dừa: Mang ý nghĩa không thiếu.

  • Chuối: Mang ý nghĩa che chở, sung túc, gắn kết và đùm bọc lẫn nhau.

  • Xoài: Thể hiện ý nghĩa cầu mong cho việc tiêu xài vừa đủ.

  • Đu đủ: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, đầy đủ.

  • Quýt: Mang đến thành đạt trong năm mới.

  • Thanh long: Chỉ rồng mây gặp hội.

 

Ngoài các loại quả trên, dứa, mãng cầu, sung, dưa hấu,... cũng là những loại quả được các gia đình miền Trung ưa chuộng trong mâm ngũ quả Tết.

 

Về cách bày trí, mâm ngũ quả của người miền Trung khá đơn giản, không cầu kỳ phức tạp. Họ thường chọn những quả to, nặng đặt ở dưới cùng, còn những quả nhỏ sẽ được xếp đan xen lẫn nhau, tạo nên sự hài hòa một cách hoàn hảo.

 

Cách sắp xếp mâm ngũ quả theo văn hóa miền Trung

3. Cách trang trí mâm ngũ quả Tết theo văn hóa miền Nam

Trái với miền Trung, Nam Bộ là vùng đất trù phú, phù sa màu mỡ và được xem là “xứ sở của các loại trái cây” nên người dân nơi đây khá cầu kỳ trong việc ăn uống và trang trí mâm ngũ quả. Họ thường rất chỉn chu, cẩn thận trong việc chọn trái cây và tránh những loại quả có cách phát âm không tốt, chẳng hạn như lê (lê lết), chuối (chúi nhủi), quýt (quýt làm cam chịu), táo (người miền Nam gọi là “bom”), sầu riêng (sầu chỉ riêng mình ta),...

 

Nếu người miền Bắc chú trọng đến việc chọn màu sắc trái cây theo Ngũ hành thì người miền Nam lại chọn theo cách phát âm. Thông thường, các loại quả được gia đình Nam Bộ lựa chọn sẽ tương ���ng với cách phát âm “cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, họ còn thêm vào trái dứa để thể hiện sự vững chãi, cầu mong con cháu đầy nhà trong năm mới.

 

Vậy, đâu là những loại quả quen thuộc được các gia đình Nam Bộ lựa chọn? Đó chính là các loại quả sau:

 

  • Mãng cầu: Cầu mong những điều tốt đẹp, an lành sẽ đến với gia đình.

  • Sung: Mong muốn sung túc, hạnh phúc.

  • Dừa: Mang ý nghĩa không thiếu.

  • Đu đủ: Mang ý nghĩa đủ đầy, phồn thịnh.

  • Xoài: Cách phát âm tương tự như “xài” với ý nghĩa cả năm tiêu xài không hề thiếu thốn.

 

Ngoài ra, trên bàn thờ hoặc bàn tiếp khách của người miền Nam còn có thêm cặp dưa hấu - tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy.

 

Về cách sắp xếp, người miền Nam thường chọn các quả nặng, to và có màu xanh ở phía dưới, bên trên sẽ là những quả chín, nhỏ xen kẽ lẫn nhau. Bên cạnh đó, họ thường trang trí mâm ngũ quả Tết như một ngọn tháp và có cặp dưa hấu đẹp mắt ở hai bên.

 

Cách sắp xếp mâm ngũ quả trong ngày Tết theo văn hóa miền Nam

 

Nhìn chung, việc trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là một hình thức để người Việt bày tỏ lòng biết ơn, thành kính với ông bà tổ tiên, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn, an lành sẽ đến với gia chủ trong năm mới.

 

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÀO MỪNG MÙA LỄ HỘI CUỐI NĂM – ARISTINO RA MẮT BST THU ĐÔNG ĐẦY ẤN TƯỢNG

CHÀO MỪNG MÙA LỄ HỘI CUỐI NĂM – ARISTINO RA MẮT BST THU ĐÔNG ĐẦY ẤN TƯỢNG

"Huyền Thoại Phương Đông" không chỉ là một bộ sưu tập thời trang mà còn là một câu chuyện về sự giao thoa văn hóa.Chào mừng mùa lễ hội cuối...

Đồng phục ngân hàng: Tối ưu hóa hình ảnh chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu

Đồng phục ngân hàng: Tối ưu hóa hình ảnh chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu

Đồng phục ngân hàng không chỉ góp phần tạo ra ấn tượng tích cực mà còn là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương...

Sành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè

Sành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè

Nước hoa Unisex mùa hè không chỉ là điểm nhấn cho phong cách cá nhân mà còn là cách tuyệt vời để tạo ấn tượng và ghi điểm trong mắt...

Free trà và cafe

Tại showroom

Miễn phí

Spa đồ da

Thanh toán

Bảo Mật an toàn

Bảo hành

Lên đến 180 ngày

BACK TO TOP