Tết độc lập là gì? Các hoạt động trong ngày Tết độc lập tại Việt Nam và thế giới
Tết Độc Lập là gì và có những hoạt động nào đặc sắc? Hãy cùng Aristino tìm hiểu qua nội dung dưới đây!
Tết Độc Lập là một ngày vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là ngày đánh dấu chủ quyền của một lãnh thổ, một quốc gia. Vậy, Tết Độc Lập là gì và có những hoạt động nào đặc sắc? Hãy cùng Aristino tìm hiểu qua nội dung dưới đây!
Tết Độc Lập là gì? Ý nghĩa của ngày Tết Độc Lập
Tết Độc Lập (hay còn được gọi là Quốc Khánh) là một ngày hội lớn của một quốc gia, là thời điểm đánh dấu đất nước được sinh ra và khẳng định chủ quyền lãnh thổ, không phải chịu sự chi phối của chính quyền hay các quốc gia khác.
Tết Độc Lập là ngày vô cùng quan trọng trong tâm của mỗi quốc gia, dân tộc, là biểu tượng của sự hòa bình, độc lập và tự do. Vì vậy, vào ngày này, mọi người ở các quốc gia thường tổ chức những hoạt động, sự kiện để chào mừng ngày Tết cũng như ghi nhớ công ơn của những người đã chiến đấu và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Tết Độc Lập thực chất là ngày Quốc Khánh của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới
Điểm danh các ngày Tết Độc Lập trên toàn thế giới
Dưới đây là những ngày Tết Độc Lập của một số quốc gia trên thế giới:
1. Tết Độc Lập ở Mỹ
04/07 hàng năm chính là ngày diễn ra Tết Độc Lập ở Mỹ. Vào ngày 04/07/19776, Chủ tịch Quốc hội Mỹ John Hancock đã ban hành văn bản Tuyên ngôn độc lập và ký vào Tuyên ngôn này, chính thức thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhằm cải thiện mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và các quốc gia thuộc địa.
Kể từ năm 1776, hàng năm, người Mỹ sẽ hội tụ cùng nhau để chúng mừng ngày Quốc Khánh. Trong ngày này, người dân sẽ tổ chức các màn diễu hành, pháo hoa rực rỡ, dã ngoại, đoàn tụ với gia đình.
2. Tết Độc Lập ở Pháp
Ngày Quốc Khánh Pháp còn được gọi là Bastille, được diễn ra vào 14/07 hàng năm. Vào ngày này năm 1789, những người dân thành Paris đã tấn công vào ngục Bastille và thành công đánh phá lũy thành của địa chủ, đốt bỏ các văn tự thu thuế của chính quyền và thành lập ngày Bastille, tức ngày Tết Độc Lập Pháp.
Hàng năm, vào ngày này, người dân Pháp sẽ tổ chức các hoạt động bắn pháo hoa, diễu hành, tiệc tùng, duyệt binh để kỷ niệm ngày độc lập, xóa bỏ sự thống trị của chính quyền phong kiến và địa chủ, mang lại tự do cho hàng ngàn người dân.
Hoạt động diễu hành chào mừng ngày Quốc Khánh của Chính phủ Pháp
3. Tết Độc Lập ở Trung Quốc
Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được diễn ra vào ngày 01/10 hàng năm. Ngày này có nguồn gốc từ cách mạng dân tộc dân chủ Trung quốc vào năm 1949, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, mở ra thời kỳ lịch sử mới và đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Vào ngày này, chính quyền Trung Quốc sẽ tổ chức lễ kỷ niệm bằng các nghi thức và các hoạt động diễu binh, giới thiệu các vũ khí, trang bị của quân đội Trung Quốc đến người dân cũng như các hoạt động khác.
4. Tết Độc Lập ở Hàn Quốc
Vào ngày 15/08 hàng năm, người dân Hàn Quốc sẽ tiến hành kỷ niệm ngày Tiết Quang Phục, chính là ngày Quốc Khánh của xứ sở kim chi.
Vào ngày 15/08/1945, khi Nhật Bản đầu hàng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 cũng là lúc đánh dấu sự độc lập của Hàn Quốc. 3 năm sau vào chính ngày này, chính phủ Hàn Quốc đã chính thức được thành lập. Vào ngày 01/10/1949, để kỷ niệm ngày thoát khỏi sự đô hộ của Nhật Bản cũng như thành lập chính phủ, chính phủ Hàn Quốc đã công nhận ngày 15/08 là ngày Tết Độc Lập của quốc gia.
Trong ngày 15/08, Hàn Quốc sẽ diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm trên khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt, tất cả mọi người, bao gồm các người ngoại quốc sẽ được miễn phí vé vào thăm các khu di tích như công viên quốc gia, cố cung,... Đây là một chính sách thú vị và được rất nhiều du khách yêu thích khi đến tham quan, du lịch Hàn Quốc.
5. Tết Độc Lập ở Singapore
Ngày 09/08 hàng năm chính là ngày Quốc Khánh Singapore. Vào năm 1963, khi Malaysia được thành lập bao gồm Liên bang Singapore, Malaya, Sarawak và Bắc Borneo (Sabah) nhằm mang đến khối thịnh vượng chung của các dân tộc. Tuy nhiên, việc hợp nhất không được thành công như mong đợi. Hai năm sau, vào ngày 09/08/1965, Singapore tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đường biên giới lãnh thổ riêng.
Vào ngày Quốc Khánh, Singapore sẽ treo hàng vạn lá cờ quốc gia bên ngoài từng căn hộ, khu nhà chính phủ trên khắp đất nước cùng các cuộc diễu hành, diễn tập trình diễn không lực, bắn pháo hoa hoành tráng để kỷ niệm Tết Độc Lập của quốc gia.
6. Tết Độc Lập ở Nhật Bản
Tết Độc Lập ở Nhật Bản (hay còn được gọi là Ngày kỷ niệm Kiến Quốc) được diễn ra vào ngày 11/02 hàng năm. Vào năm 1873, Nhật Bản đã không còn sử dụng lịch Âm mà thay vào đó, dùng lịch Dương như các quốc gia phương Tây. Chính phủ Thiên Hoàng Minh Trị lúc đó đã ấn định ngày thành lập quốc gia là ngày 01/01/1873 dựa trên Âm lịch, tức 29/01/1872 nếu tính theo lịch Dương.
Dù vậy, người dân lúc đó lại lầm tưởng ngày này chính là ngày Tết Âm lịch nên Chính phủ đã thay đổi ngày lập quốc sang ngày 11/02/1873, đóng vai trò như một ngày Quốc Khánh, hay còn được gọi là Tết Độc Lập.
Vào ngày 11/02 hàng năm, người dân Nhật Bản đã tổ chức các các sự kiện long trọng cùng các hoạt động diễu hành, meeting nhằm kỷ niệm ngày lập quốc theo quyết định của Chính phủ Minh Trị.
Tết Độc Lập tại Việt Nam là ngày gì? Các hoạt động diễn ra trong ngày Tết Độc Lập ở nước ta
Tết Độc Lập tại Việt Nam là ngày gì?
Tết Độc Lập tại Việt Nam thực chất chính là ngày 02/09 - ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vào ngày 02/09/1945, tại Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ đó, vào ngày này, cả nước sẽ được nghỉ lễ và diễn ra các hoạt động chào mừng ngày độc lập dân tộc.
Các hoạt động diễn ra vào ngày Quốc Khánh Việt Nam
Để kỷ niệm ngày Quốc Khánh, nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa hết sức ý nghĩa. Tại Hà Nội, các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng sẽ thực hiện Nghi lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình. Trong khi đó, các đồng bào dân tộc sẽ trình diễn văn nghệ chào mừng ngày Tết Độc Lập của dân tộc Việt Nam.
Thủ đô Hà Nội được xem là cái nôi, là nơi thực hiện các nghi lễ chào mừng ngày Quốc Khánh trang trọng nhất. Vì vậy, những người dân Thủ đô sẽ tự tay làm một mâm cơm với các món ăn đơn giản như xôi sen, gà luộc, giò thúc,... vào ngày này như một ngày Tết thực thụ. Các con cháu từ bốn phương cũng sẽ quây quần, sum họp bên mâm cơm gia đình, tựa như ngày Tết đoàn viên.
Ở các địa phương khác, vào ngày Quốc Khánh sẽ diễn ra các hoạt động ca múa nhạc, bắn pháo hoa, diễu hành,... tùy theo ngân sách và văn hóa của từng vùng, miền.
Các đồng bào dân tộc ăn mừng Tết Độc Lập Việt Nam như thế nào?
Ngoài việc tổ chức các hoạt động chung chào mừng ngày Quốc Khánh Việt Nam, các đồng bào dân tộc cũng có những cách ăn mừng ngày “Tết” bằng các hoạt động bản sắc văn hóa riêng biệt:
-
Dân tộc Thái: Dân tộc Thái tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Nghệ An và Thanh Hóa. Vày ngày Quốc Khánh, không khí trong các bản làng người Thái rộn ràng không kém gì Tết Nguyên Đán. Các băng rôn khẩu hiệu được giăng khắp bản làng cùng lá cờ Tổ Quốc. Từng con đường làng, ngõ xóm đều được quét dọn vệ sinh sạch sẽ, sân khẩu được dựng lên để tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi thể thao. Sau công việc chung của bản, mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau dọn dẹp nhà cửa, sửa bàn thờ, sắm mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ gia tiên và bàn thờ Bác. Những người con xa xứ cũng nhân dịp này trở về với gia đình để ăn Tết Độc Lập.
Dân tộc Thái chuẩn bị mâm cơm cúng nhân ngày Quốc Khánh Việt Nam
-
Dân tộc Mông: Cứ mỗi độ 02/09, người Mông từ các bản làng gần xa lại rủ nhau đi chơi Tết Độc Lập. Để đến các lễ hội được tổ chức, bà con người Mông đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước. Đến ngày Tết, mọi người chọn cho mình những bộ trang phục rực rỡ nhất, đẹp nhất theo phong tục dân tộc: trai sẽ quấn khăn, cổ đeo vòng và vác khèn trên vai; gái sẽ mặc áo váy, cầm đàn môi, leng keng nhạc ngựa đi xuống thị trấn. Khắp các khu vực là sự nổi bật của sắc cờ đỏ chào mừng ngày Quốc Khánh Việt Nam.
Ngoài các hoạt động ca múa nhạc, người dân tộc Mông còn tổ chức các trò chơi dân gian như thi giã bánh dày, tung còn, thi nấu cơm,... Bên cạnh đó, trong lễ hội còn có các gian hàng trưng bày ẩm thực, công cụ lao động của người Mông. Lễ hội thu hút không chỉ bà con trong bản mà còn thu hút các dân tộc khác cũng như những du khách trong nước và quốc tế.
-
Dân tộc Mường: Người Mường tổ chức Tết Độc Lập Việt Nam thật trang trọng và ý nghĩa. Trong làng, gia đình nào cũng chuẩn bị lợn, gà, vịt béo, rượu ngon và cơm nếp mới để liên hoan trong ngày này. Các đường làng, ngõ xóm và nhà cửa sẽ được dọn dẹp ngăn nắp, sạch sẽ cùng các tiếng hát, tiếng cồng chiêng ngân vang…
Tết Độc Lập là một ngày vô cùng trọng đại và ý nghĩa đối với mỗi quốc gia, dân tộc, đặc biệt là người dân Việt Nam khi chính thức đánh dấu chủ quyền lãnh thổ của quốc gia trước khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp. Vì vậy, chúng ta hãy khắc ghi công ơn của những chiến sĩ, anh hùng đã ngã xuống giành lấy sự độc lập của đất nước, mang đến cuộc sống tự do, ấm no và bình đẳng.