Tư vấn phong cách

Đi tìm nguồn gốc và ý nghĩa của Tết hàn thực tại Việt Nam

Ắt hẳn, bạn đã nghe qua về Tết Hàn thực - một trong những phong tục quan trọng và ý nghĩa của Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Bắc.

Ắt hẳn, bạn đã nghe qua về Tết Hàn thực - một trong những phong tục quan trọng và ý nghĩa của Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Vậy, phong tục này là như thế nào và có nguồn gốc từ đâu? Hãy cùng Aristino tìm hiểu nhé!

 

Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc của Tết Hàn thực

Tết Hàn thực còn có tên gọi khác là Tết Bánh trôi, được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm và là phong tục quan trọng của Việt Nam và Trung Quốc.

 

Theo văn tự, “hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Vì vậy, vào ngày này, người người, nhà nhà đều nặn bánh chay, bánh trôi và dâng lên bàn thờ tổ tiên để thờ cúng và mời ông bà, tổ tiên về cùng đón Tết với con cháu.

 

Trên thực tế, Tết Hàn thực không phải là phong tục có nguồn gốc từ Việt Nam mà bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó được lưu truyền cho đến ngày nay. Vào thời Xuân Thu, Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong mười chín năm, nếm mật nằm gai không ít và khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn và phong thưởng hậu hĩnh cho những người có công với ông, song lại quên mất Giới Tử Thôi. Là một hiền sĩ và quân tử, Giới Tử Thôi không oán giận gì mà chỉ nghĩa phò vua là một công việc nên làm và không có gì đáng nói.

 

Do đó, Giới Tử Thôi đã đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Mãi về sau, Tấn Văn Công đã nhớ ra và cho người đi tìm ông. Song, là một người không tham danh vọng nên ông nhất định không quay về lĩnh thưởng. Cảm thấy lệnh mình ban nhưng không được tôn trọng, Tấn Văn Công truyền lệnh đốt rừng nhằm thúc ép Tử Thôi quay về, nhưng không ngờ ông lại quyết chí và cả hai mẹ con đều chết cháy trong rừng.

 

Vì quá đau lòng và thương xót người tài, cũng là người đã có công lớn trong việc giành lại ngôi vương, Tấn Văn Công đã lập miếu thờ và hạ lệnh dân gian phải kiêng cử, không được đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn nhằm tưởng niệm Giới Tử Thôi. Kể từ đó, Tết Hàn Thực đã ra đời và truyền lại cho đến ngày nay.

 

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc do Tấn Văn Công ban hành sau khi thiêu rụi cả khu rừng khiến hai mẹ con hiền sĩ Giới Tử Thôi chết cháy

Ý nghĩa của Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn thực là một ngày vô cùng ý nghĩa và quan trọng của người dân Việt Nam. Vậy, phong tục này có ý nghĩa như thế nào?

1. Tưởng nhớ người đã khuất

Xét về ý nghĩa văn tự, “hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”, tức những đồ nguội, không nóng. Vào ngày này, mọi người sẽ dùng các thức ăn lạnh như bánh trôi, bánh quy,... để tưởng nhớ đến những người đã khuất trong gia đình, dòng họ.

 

Xét theo nguồn gốc, Tết Hàn thực được diễn ra trong 3 ngày và mọi người không được phép dùng thức ăn nóng mà chỉ dùng thức ăn nguội, có sẵn nhằm tưởng nhớ đến vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Song, tại Việt Nam, Tết Hàn thực lại là ngày mà người dân… không cần phải kiêng lửa mà chỉ cần chuẩn bị bánh trôi, bánh quy để dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà nhằm thể hiện sự biết ơn trước công đức sinh thành, công ơn dưỡng dục của các bậc tiền nhân.

 

Những chiếc bánh trôi, bánh chay dâng lên bàn thờ tổ tiên nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất trong dòng họ, gia đình

2. Thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc

Bánh trôi, bánh chay từ lâu đã được nhiều người sử dụng phổ biến tại Việt Nam và được xem là thức ăn dễ thấy nhất trong các mâm cúng. Bánh trôi là những viên bánh tròn, hơi dẹt, một số loại có nhân hoặc không nhân được đặt trong bát và đi kèm là nước đường sền sệt. Trong thơ ca, bánh trôi được nhà thơ Hồ Xuân Hương ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam: lam lũ, hy sinh, trong trắng, tảo tần,... thông qua các câu thơ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bảy nổi ba chìm với nước non - Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn - Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son”.

 

Bên cạnh đó, bánh trôi còn thể hiện rõ ràng nét văn hóa lúa nước của ông cha ta từ thời xa xưa khi được làm từ bột gạo nếp thơm. Điều này thể hiện truyền thống trân trọng thành quả lao động của những người nông dân sớm hôm tần tảo, lao động hăng say để cho ra những hạt gạo nếp thơm ngon, bổ dưỡng.

3. Nhớ lại những câu chuyện xưa cũ

Vào Tết Hàn thực hàng năm, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau tự tay nắn những viên bánh trôi, bánh quy, bánh chay, sau đó vừa thưởng thức thành quả vừa tâm sự, sẻ chia và nhớ lại những câu chuyện xưa cũ. Trong số những mẩu chuyện và bài thơ nổi tiếng liên quan đến bánh trôi, nổi bật nhất chính là tích “Lạc Long Quân - Âu Cơ” bởi hình ảnh bánh trôi giúp chúng ta liên tưởng tới hình ảnh “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ khi sinh ra 100 người con.

 

Những chiếc bánh tròn tròn, trắng trắng giúp chúng ta liên tưởng đến hình ảnh “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ

Các tục lệ Hàn thực ở Việt Nam

Tết Hàn thực ở Việt Nam có những tục lệ ý nghĩa sau:

1. Tục ăn bánh trôi, bánh quy, bánh chay

Bánh trôi là món ăn đặc trưng của người Việt vào ngày Tết Hàn thực mỗi năm. Ở một số vùng miền, ngoài bánh chạy, người ta còn dùng cả bánh quy - loại bánh có hình dạng tựa bánh bao nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều, bên trong có nhân dừa và phía trên đầu được chấm bằng dấu chấm đỏ.

 

Theo ghi chép của nhà nghiên cứu Trần Quang Dực, tục ăn bánh trôi, bánh chay của người Việt trong ngày Tết Hàn thực được bắt đầu từ giai đoạn nhà Lê Trung Hưng (1533 - 1789). Trong đó, có đoạn ông viết “"Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy.” Điều này chứng tỏ tục ăn bánh trôi, bánh chay của Việt Nam đã có từ rất lâu và được xem là nét đặc sắc văn hóa cần bảo tồn và gìn giữ.

 

Bánh trôi nước, bánh chay không chỉ là món ăn quen thuộc của Tết Hàn thực mà còn xuất hiện trong nhiều phong tục khác nhau của Việt Nam như Tết Nguyên Đán, ngày giỗ ở các vùng miền,... Hình ảnh tròn và trắng của bánh trôi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là sự kết tinh của nét đẹp văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

 

Nếu bánh chưng, bánh dày gợi lên cho chúng ta về tích vua Lang Liêu đời Hùng Vương thứ VI thì bánh trôi nước lại tượng trưng cho “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ theo tích “Con Rồng Cháu Tiên”. Hình tròn của bánh thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, nhắc nhở chúng ta luôn luôn nhớ về cội nguồn của mình vào mỗi dịp Tết.

2. Tục ăn bánh cuốn

Ngoài bánh trôi nước, bánh chay - hai loại bánh xuất hiện trong Tết Hàn thực thì bánh cuốn cũng là một món ăn cổ truyền vào ngày này. Theo sử sách, tục ăn bánh cuốn xuất hiện lần đầu vào thời nhà Trần và tiếp tục kế thừa cho đến ngày nay.

Tết Hàn thực cúng gì? Kiêng cữ những gì?

Vào ngày Tết Hàn thực hàng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng để dâng lên gia tiên, thần linh, bao gồm: bánh trôi, bánh chay, nhang, trầu cau, hoa tươi và trái cây. Đặc biệt, số lượng các món sẽ được chia thành số lẻ nhằm đem lại may mắn cho gia chủ.

 

Ngoài những lễ nghi quan trọng trong Tết Hàn thực, người ta cũng có những điều cần phải kiêng kỵ, đó là:

 

  • Không cúng bánh trôi, bánh chay nhiều màu: Trên thực tế, Tết Hàn thực chính là ngày cúng gia tiên, chư Phật, thần linh nên cần có sự thanh tịnh, đơn giản, không màu sắc sặc sỡ. Do đó, gia đình chỉ nên cúng bánh màu trắng tự nhiên, không pha lẫn nhiều màu sắc khác.

  • Không chuyển chỗ ở: Theo quan niệm dân gian, vong linh của người đã khuất sẽ ở trong gia đình và theo sát các thành viên trong nhà. Do đó, nếu chuyển nhà vào ngày này, nhà cửa rất dễ bị lộn xộn, không tốt lành, gia đình dễ bị lục đục, bất đồng và thiếu hòa thuận.

  • Không chưng hoa quả có gai hay có vị đắng: Hoa quả có gai, vị đắng sẽ mang đến nhiều tai ương, đau khổ cho cuộc sống của gia chủ theo quan niệm dân gian.

  • Không cúng hoa vạn thọ, hoa ly, hoa sứ: Hoa thọ và hoa sứ là hai bông hoa cúng, thường đại diện cho sự mất mát, đau thương của gia đình. Trong khi đó, hoa ly lại mang ý nghĩa chia ly, chia cắt. Vì vậy, gia chủ kiêng cúng các loại hoa này nhằm tránh mang đến vận xui cho gia đình.

 

Nên kiêng cúng những chiếc bánh trôi sặc sỡ màu sắc vào Tết Hàn thực

Tết Hàn thực có phải là Tiết thanh minh?

Có không ít người thắc mắc, liệu Tết Hàn thực và Tiết Thanh minh là cùng một ngày lễ nhưng tên gọi khác do sự khác biệt về tín ngưỡng, quan niệm dân gian và vùng miền?

 

Trên thực tế, ngày Hàn thực và Tiết Thanh minh là hai ngày hoàn toàn tách biệt nhau. Tiết Thanh minh thường xuất hiện ở nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và diễn ra trong nhiều ngày, bắt đầu vào ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 Dương lịch, kéo dài đến ngày 21 tháng 4.

 

Thông thường, Tiết Thanh minh dựa vào ngày Dương lịch và bắt buộc rơi vào tháng 3 nếu xét theo lịch Âm nhưng không có ngày cố định. Ngày này cũng được nhắc đến trong câu thơ Truyện Kiều của cố đại thi hào Nguyễn Du “Thanh minh trong tiết tháng ba - Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh…”

 

Trong khi đó, Tết Hàn thực xuất hiện chỉ ở hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là khu vực miền Bắc và không kéo dài như Tiết Thanh minh. Dịp lễ này cũng được diễn ra vào ngày cố định, mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

 

Tết Hàn thực là một ngày vô cùng ý nghĩa của dân tộc Việt Nam, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về dịp lễ này và chung tay bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp văn hóa của nước ta.

 

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÀO MỪNG MÙA LỄ HỘI CUỐI NĂM – ARISTINO RA MẮT BST THU ĐÔNG ĐẦY ẤN TƯỢNG

CHÀO MỪNG MÙA LỄ HỘI CUỐI NĂM – ARISTINO RA MẮT BST THU ĐÔNG ĐẦY ẤN TƯỢNG

"Huyền Thoại Phương Đông" không chỉ là một bộ sưu tập thời trang mà còn là một câu chuyện về sự giao thoa văn hóa.Chào mừng mùa lễ hội cuối...

Đồng phục ngân hàng: Tối ưu hóa hình ảnh chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu

Đồng phục ngân hàng: Tối ưu hóa hình ảnh chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu

Đồng phục ngân hàng không chỉ góp phần tạo ra ấn tượng tích cực mà còn là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương...

Sành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè

Sành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè

Nước hoa Unisex mùa hè không chỉ là điểm nhấn cho phong cách cá nhân mà còn là cách tuyệt vời để tạo ấn tượng và ghi điểm trong mắt...

Free trà và cafe

Tại showroom

Giao hàng

Free ship đơn 0đ

Thanh toán

Bảo Mật an toàn

Bảo hành

Lên đến 180 ngày

BACK TO TOP