Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục Tết Trung Thu ở VIệt Nam
Hãy cùng khám những sự tích thú vị cùng nhiều thông tin bổ ích để chào đón ngày Tết trung thu sắp tới nhé!
Tết Trung Thu đặc biệt mang lại nhiều hoạt động vui chơi ý nghĩa trong “Đêm hội trăng rằm”. Đây không chỉ là ngày Tết của các em thiếu niên nhi đồng; mà còn là ngày Tết đoàn viên của các gia đình, là dịp để người thân quầy quần bên nhau. Vậy, ngày Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu? Các địa điểm vui chơi Trung thu ở Hà Nội vui nhất? Hãy cùng khám những sự tích thú vị cùng nhiều thông tin bổ ích để chào đón ngày Tết trung thu sắp tới nhé!
Tết Trung Thu Ngày Mấy?
Theo lịch âm, Tết Trung thu là ngày Rằm tháng 8 (15.08 AL) hằng năm. Tết Trung Thu là ngày Tết thiếu nhi hay Tết Đoàn Viên, Tết hoa đăng, Tết trông trăng…
Các em thiếu nhi sẽ được tặng đèn ông sao, đèn kéo quân, ăn bánh trung thu, bánh dẻo… Cùng với đó là nhiều hoạt động văn nghệ, sự kiện diễn ra như múa lân, múa rồng…
Tết Trung Thu năm 2023 sẽ rơi vào thứ sáu, ngày 15 tháng 8 âm lịch. Theo lịch dương là 29 tháng 9 năm 2023.
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung Thu
Nguồn gốc của Ngày Tết Trung Thu bắt nguồn từ nhiều sự tích tương truyền khác nhau. Trong đó, có 3 sự tích về ngày Tết Trung Thu như sau:
1/ Sự tích Rằm tháng 8 nhà vua dạo chơi cung trăng.
Chuyện kể rằng, có một năm trăng rằm tháng 8 âm lịch rất tròn và sáng như gương. Vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đi dạo trong vườn Ngự Uyển để ngắm trăng thanh gió mát. Bỗng có vị đạo sĩ có phép tiên xuất hiện và đưa vua lên cung trăng.
Tại cung trăng, nhà vua được đắm chìm trong cảnh sắc tiên cảnh bồng lai tuyệt đẹp. Với các điệu múa, giọng hát cực kỳ thánh thót của tiên nữ. Mải vui cùng cảnh vật nên nhà vua quên rằng trời đã gần sáng. Đến khi vị đạo sĩ nhắc nhở thì nhà vua mới quay về nhưng lòng còn luyến tiếc.
Về đến hoàng cung, cũng vị vương vấn cảnh tiên đêm rằm nên mỗi khi đến rằm Tháng 8 hàng năm Nhà vua đã ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn, bày tiệc rộn ràng. Cũng có người cho rằng, tục lệ bày cỗ, giăng đèn trong ngày rằm tháng 8 âm lịch diễn ra là để ăn mừng sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng.
Dần dần về sau, việc treo đèn, bày cỗ ngày rằm tháng 8 đã trở thành tục lệ truyền thống. Cả người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu (tượng trưng mặt trăng) để cúng, ăn và biếu tặng.
2/ Sự tích về chị Hằng Nga
Điển tích khác về Tết Trung Thu gắn liền với cặp vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga. Hai người từng là các vị thần sống trên cung trăng. Tuy nhiên, Hậu Nghệ đã bị vu oan nên phải xuống dân gian làm thường dân.
Đến một ngày nọ, 10 người con trai của Ngọc Hoàng biến thành 10 mặt trời lớn, khiến đất đai trở nên khô cằn, nóng cháy. Lúc này, Ngọc Hoàng không khuyên nổi các con của mình nên đã lệnh cho Hậu Nghệ cướp giúp. Với tài bắn cung tuyệt diệu, chàng đã bắn hạ 9 mặt trời và chỉ để lại duy nhất 1 người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời.
Ngọc Hoàng đã trả ơn cho Hậu Nghệ bằng một viên thuốc trường sinh bất tử với lời căn dặn chỉ sau thời hạn 1 năm mới được uống. Lúc về nhà, Hậu Nghệ cất thuốc trong một chiếc hộp và dặn Hằng Nga không được mở. Tuy nhiên, khi Hậu Nghệ không có nhà, Hằng Nga đã mở chiếc hộp ra và nuốt chửng viên thuốc và bay lên mặt trăng. Từ đó, dù thương nhớ chồng nhưng nàng không thể nào xuống lại trần gian.
Sống dưới Trần Gian, Hậu Nghệ vô cùng nhớ thương vợ nên đã xây một lâu đài trong mặt trời với tên gọi là “Dương”. Hằng Nga trên cung trăng cũng xây lâu đài tương tự với tên là “Âm”.
Vào ngày rằm tháng 8 mỗi năm, Hậu Nghệ và Hằng Nga lại được đoàn tụ hạnh phúc. Và Tết Trung thu cũng biểu trưng cho Tết Đoàn Viên.
3/ Sự tích chú Cuội trên cung trăng
Nguồn gốc của Tết trung thu tại Việt Nam gắn liền với truyền thuyết chị Hằng và chú Cuội. Câu chuyện kể rằng, có một nàng tiên nữ tên Hằng Nga vô cùng xinh đẹp và luôn yêu quý trẻ con nên thường xuống trần gian để chơi đùa với bọn trẻ. Mặc cho tiên giới không cho phép điều này.
Vào một hôm nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi: “ Làm bánh ngày rằm”. Phần thưởng chỉ dành cho ai làm được chiếc bánh ngon, đẹp và lạ mắt.
Chị Hằng đã xuống trần gian hỏi thăm và vô tình gặp được chú Cuội (một anh chàng chuyên nói dóc). Chú Cuội bèn bày cho Hằng Nga làm loại bánh bỏ tất cả nguyên liệu trộn lại rồi đem nướng lên. Nhưng kỳ lạ là các chiếc bánh khi ra lò vô cùng thơm, các em nhỏ sau khi ăn đều khen rất ngon.
Về lại cung trăng, Hằng Nga mang những chiếc bánh đó dự thi. Tuy nhiên, chú Cuội lại lưu luyến không muốn xa chị Hằng nên đã nắm tay nàng. Sức mạnh kỳ lạ kéo cả Cuội và cây đa đầu làng lên đến tận cung trăng. Ngồi trên cây đa ở cung trăng, chú Cuội thấy được bọn trẻ dưới trần gian vui đùa, chàng thường nhớ nhà nhưng chỉ biết ngồi ngóc buồn bã.
Còn với các chiếc bánh của chị Hằng đã giành được giải nhất, đặt tên là Bánh Trung Thu. Hằng Nga ước cứ rằm tháng 8 mỗi năm, nàng sẽ cùng chú Cuội xuống dưới trần gian chơi. Từ đó, Ngọc Hoàng cũng đã đặt tên cho rằm tháng 8 là Tết Trung Thu. Một ngày Tết dành cho các em nhỏ.
Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu
Lúc đầu, Tết Trung Thu là Tết của người lớn. Là dịp để thưởng thức cảnh sắc đêm trăng, ăn bánh, uống trà giữa tiết thu. Vào đêm rằm tháng 8, trăng trời sáng tỏ, trời trong gió mát nên rất hợp để xem thiên tượng, đoán mùa màng cũng như vận mệnh quốc gia.
Dần về sau, Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em. Có các phong tục như phá cỗ trung thu, thắp đèn. Theo truyền thống Việt Nam, Tết trung thu các em nhỏ sẽ được bày cỗ, làm đèn lồng và “rước đèn ông sao”.
Ngày Tết Trung Thu cũng là dịp để con cái thấu hiểu được tình thương của cha mẹ, tình cảm gắn bó của gia đình. Mọi người cũng sẽ cùng nhau mua bánh trung thu, trà, rượu để biếu tặng người thân, bạn bè. Giúp tình làng nghĩa xóm, tình thân hữu nghị khăng khít thêm.
Phong tục truyền thống ngày Tết trung thu ý nghĩa vẫn lưu giữ đến nay. Đặc biệt, với mỗi thời thế khác nhau, ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu cũng có những “sắc màu” phù hợp với từng giai đoạn.
Những hoạt động ngày Tết Trung Thu ý nghĩa
Rất nhiều hoạt động diễn ra vào ngày Tết Trung Thu. Đặc biệt là không thể bỏ qua những hoạt động đáng đón chào như:
Múa lân sư rồng
Hòa cùng tiếng trùng “thùng thình thùng thình” vang lên tạo sự hứng khởi, vui thích từ các em nhỏ. Múa lân sư rồng là hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Xây dựng nét đẹp văn hóa truyền thống cực kỳ quan trọng để biểu trưng cho ngày tết thiếu nhi.
Rước đèn ông sao, hội thi làm lồng đèn
Tết trung thu thì làm sao thiếu vắng hình tượng rước đèn ông sao cùng hội thi làm lồng đen cho các bạn nhỏ. Thông qua cuộc thi làm đèn lồng, giúp các em phát huy được sự sáng tạo, khéo léo cùng tinh thần đoàn kết, yêu thương. Tạo nên những chiếc đèn lồng năm cánh đủ màu đủ sắc.
Chơi các trò chơi dân gian
Rất nhiều trò chơi dân gian diễn ra như bịt mắt đánh trống, kéo co, chuột nhử mèo, nhảy bao bố… Những trò chơi gắn liền với tuổi thơ này cũng khuấy động không khí ngày Tết trung thu. Mang lại cho các bạn thiếu nhi sự hứng khởi, giúp các bạn tự tin, giao lưu với nhau và cùng nhận nhiều phần quà hấp dẫn.
Cuộc Thi bày mâm cỗ trung thu
“Phá cỗ trung thu” cũng là một hoạt động điển hình trong dịp Tết Trung Thu. Mâm cỗ trung thu truyền thống của người Việt với đầy đủ các loại hoa hỏa đặc trưng, nhiều màu sắc. Các bạn nhỏ sẽ được chia đội và thi với nhau, chọn lựa hoa quả từ ban tổ chức và có 60 phút để thực hiện bày mâm cỗ theo cách sáng tạo của mình. Cùng với đó là bài thuyết trình về mâm cỗ mà đội mình đã hoàn thành. Hoạt động này nâng cao sự sáng tạo, khả năng trình bày của các em.
Thi ca hát và biểu diễn hài kịch
Biểu diễn văn nghệ, ca hát, hài kịch cũng là một hoạt động nổi bật và đánh dấu ngày Tết trung thu ý nghĩa. Những bạn nhỏ sẽ được tự do thể hiện tài năng, hát những bài hát yêu thích và có liên quan đến Tết Trung Thu. Chẳng hạn như: Rước đèn tháng Tám, Chiếc đèn Ông Sao, Vầng trăng cổ tích…
Các Địa Điểm Vui Chơi Trung Thu Thú Vị Nhất Tại Hà Nội
Trung thu trên khắp Việt Nam được diễn ra tại rất nhiều địa điểm thú vị. Nếu bạn đang sinh sống ở Hà Nội và muốn đón Trung Thu ý nghĩa, vậy thì đừng bỏ qua các điểm vui chơi hấp dẫn bên dưới nhé.
Hoàng thành Thăng Long
Tết trung thu tại Hoàng Thành Thăng Long thường có các chương trình tái hiện lễ hội trung thu. Bao gồm múa lân, biểu diễn ca nhạc hay có các nghệ nhân trình diễn… Mặt khác, bạn còn được trải nghiệm nhiều hoạt động dân gian như tò he, xem rối nước, làm đèn con thỏ, làm bánh trung thu…
(*) Địa chỉ: 19C đường Hoàng Diệu - Quận Ba Đình - Hà Nội
Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô
Là nơi thường diễn ra nhiều chương trình triển lãm, trưng bày hình ảnh, trò chơi dân gian truyền thống của Việt Nam; Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt – Xô sẽ giúp bạn khám phá được nhiều điều thú vị trong ngày Tết trung thu.
Sẽ có rất nhiều trò chơi ý nghĩa, truyền tải nét đẹp văn hóa cho các bạn thanh thiếu nhi nh�� làm đèn ông sao, nặn tò he…
(*) Địa chỉ: 91 phố Trần Hưng Đạo - Phường Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Sân vận động Mỹ Đình
Vui tết trung thu tại Sân vận động Mỹ Đình cũng là một địa điểm tuyệt vời. Nơi đây có khuôn viên rộng rãi, thích hợp để tổ chức các trò chơi, giải trí như thả đèn trời. Chắc chắn rằng các bé sẽ vô cùng thích thú.
(*) Địa chỉ: Đường Lê Đức Thọ - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Công viên nước Hồ Tây
Một trong các địa điểm chơi Tết Trung Thu ở Hà Nội không thể bỏ qua đó là Công viên nước Hồ Tây. Những em nhỏ và người lớn sẽ được khám phá các trò chơi từ truyền thống đến hiện đại. Chẳng hạn như chơi ô ăn quan, bắn tiêu, làm đèn lồng, nặn tò he… Bên cạnh đó còn có các buổi ca nhạc, buổi biểu diễn mang đậm ý nghĩa ngày Tết Trung Thu.
(*) Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân - Nhật Tân - Tây Hồ - Hà Nội
Phố đèn lồng Hàng Mã
Nơi có nhiều đèn lồng để các bạn nhỏ khám phá ngày Tết Trung Thu đó là phố đèn lồng Hàng Mã. Đến dịp lễ hội, lễ tết, đây là nơi vô cùng rực rỡ sắc màu và nhộn nhịp với nhiều đồ chơi, đồ trang trí. Một điểm check in trung thu vô cùng nổi tiếng ở Hà Nội.
(*) Địa chỉ: Hàng Mã - Hàng Bồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Phố đi bộ Hà Nội
Khi cần tìm địa điểm chơi trung thu nhộn nhịp tại Hà Nội thì hãy đến ngay phố đi bộ Hà Nội. Đây là nơi thích hợp cho cả người lớn và trẻ em. Cứ mỗi dịp trung thu, con bố này vô cùng đông vui với hình ảnh ánh đèn lung linh cùng âm thanh nhộn nhịp. Phố đi bộ Hà Nội cũng giúp cho các bạn thiếu nhi tham gia vào các trò chơi dân gian, thưởng thức những chương trình biểu diễn được tổ chức ở dọc con phố đi bộ.
(*) Địa chỉ: Hồ Gươm - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Phố Phùng Hưng
Với những ai thích chơi trung thu ở những nơi không quá đông đúc ở Hà Nội thì hãy check in ngay ở Phố Phùng Hưng. Bạn sẽ được thoải mái thả dáng để lưu giữ những bức hình đẹp. Phố Phùng Hưng có rất nhiều đèn trời lộng lẫy, lung linh với nhiều màu sắc được trang trí nổi bật trên từng dãy phố.
(*) Địa chỉ: Phố Phùng Hưng - Hàng Mã - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Trải nghiệm Tết Trung Thu ý nghĩa luôn là những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình tuổi thơ lớn lên của các em thiếu nhi. Hy vọng với một số thông tin trên đây, chúng ta sẽ cùng hiểu hơn về Tết Trung Thu cũng như tổ chức một ngày Tết tuyệt vời cho các con nhé!