TIN TỨC ARISTINO
Điểm danh 15 phong tục ngày Tết trên khắp ba miền Việt Nam
Trong bài viết này, hãy cùng Aristino tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của người Việt Nam là gì nhé!
Những phong tục ngày Tết hiện diện ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam và cả những phong tục từng vùng miền đã góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng Aristino tìm hiểu về các phong tục của người Việt trong những ngày Tết là gì nhé!
Phong tục ngày Tết của cả dân tộc Việt
Tết là một sự kiện vô cùng quan trọng của người dân Việt Nam, là thời điểm mà mọi người cùng nhau thu xếp mọi công việc và trở về sum vầy, đoàn tụ cùng gia đình. Đây cũng chính là dịp lễ giữ trọn được bản sắc văn hóa truyền thống và các phong tục của dân tộc ta từ xưa đến nay. Dù ở bất kỳ khu vực nào, văn hóa có khác nhau như thế nào thì tất cả người dân Việt Nam cũng đều có những phong tục dưới đây:
1. Đoàn tụ bên gia đình
Theo quan niệm của người Việt, Tết là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ với nhau và mở rộng các mối quan hệ xã hội, thể hiện tình làng nghĩa xóm, đồng thời tôn lên những nét đẹp trong tình cảm gia đình. Ngoài ra, Tết cũng chính là dịp để con cháu trong gia đình biết ơn và tỏ lòng kính trọng với ông bà, tổ tiên, thần linh và những người đã khuất.
Theo phong tục từ thời xa xưa, từ bữa cơm tối đêm giao thừa cho đến 3 ngày Tết chính, mọi gia đình đều phải thắp hương mời ông bà, tổ tiên, người đã khuất về dùng cơm và vui Tết với con cháu trong nhà.
Tết là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng nhau
2. Đưa ông Táo về trời
Mùng 23 tháng Chạp hàng năm chính là ngày mọi người tiến hành làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời và báo cáo mọi việc của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Trong ngày này, mọi người sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, nấu một mâm cơm cúng và mua cá chép về cúng (hoặc thả) để các Ông cưỡi cá chép về chầu trời.
3. Thăm mộ ông bà, tổ tiên
Sau ngày cúng ông Công, ông Táo, các gia đình sẽ thăm viếng và dọn dẹp sạch sẽ mộ, nơi an nghỉ của ông bà và những người đã khuất. Đây là một phong tục thể hiện lòng hiếu đạo, biết ơn và kính trọng của mọi người với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên dòng họ.
4. Gói bánh
Đây là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Tùy vào đặc trưng của từng vùng miền mà người ta sẽ gói bánh chưng hoặc bánh tét. Không chỉ thực hiện món ăn truyền thống của ngày Tết mà việc gói bánh này sẽ giúp mọi người trong gia đình đoàn kết hơn, cùng nhau trò chuyện và có những giây phút sum họp vui vẻ bên nhau sau một năm xa cách.
Gói bánh chưng/bánh tét là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của dân tộc Việt từ xưa đến nay
5. Dọn dẹp nhà cửa
Dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, trang trí ngôi nhà thêm đẹp mắt, lộng lẫy hơn chính là phong tục không thể thiếu vào mỗi dịp Tết. Phong tục này còn có một cái tên rất “kiêu”, đó là “Tống cựu nghênh tân”.
Việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mang ý nghĩa loại bỏ đi những điều xui rủi, không may của năm cũ và đón chào những điều mới mẻ, may mắn vào năm mới.
6. Đón giao thừa
Giao thừa là thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, được xem là thời điểm quyết định mọi điều may mắn trong năm và là khoảnh khắc con người và đất trời trở nên gần gũi hơn. Vào thời khắc giao thừa, tất cả mọi tỉnh thành của Việt Nam đều thực hiện bắn pháo hoa, cúng giao thừa,... để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới với nhiều điều tốt đẹp.
7. Chưng mâm ngũ quả
Chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn khách là một phong tục ngày Tết cực kỳ quan trọng, thể hiện sự ước nguyện, cầu mong của gia chủ trong năm mới. Tùy vào từng phong tục vùng miền mà các loại quả sử dụng cũng như cách bày trí có sự khác biệt.
Chưng mâm ngũ quả là phong tục không thể thiếu vào mỗi dịp Tết
8. Chơi hoa
Vào những ngày cuối năm, chợ hoa Tết luôn tấp nập với những cây kiểng, chậu hoa màu sắc rực rỡ, đẹp mắt. Các gia đình thường đến chợ hoa để tìm mua những loại cây rực rỡ, đặc trưng của mùa xuân và dịp Tết như mai, cúc, đào, quất, hoa giấy, vạn thọ,... nhằm trang trí cho ngôi nhà thêm sắc màu, đẹp mắt, đồng thời tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn, tài lộc, hạnh phúc,...
Thông thường, tùy vào phong tục ngày Tết của từng vùng miền mà các loài cây sẽ có sự khác biệt, chẳng hạn như ở miền Bắc, hoa đào là loài hoa đặc trưng và được nhiều gia đình ưa chuộng; trong khi ở miền Nam, hoa mai chính là loài hoa tiêu biểu và mang đến may mắn, thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ.
9. Xông đất
Theo quan niệm người Việt Nam, xông đất cũng là một phong tục đầu năm cực kỳ quan trọng và ý nghĩa. Xông đất đơn giản là hành động viếng thăm, chào hỏi và chúc Tết cho nhà người khác trong ngày mùng 1 Tết. Những ai hợp tuổi với gia chủ đến xông đất được xem là mang đến năm mới hạnh phúc, công việc làm ăn phát đạt và may mắn trong năm mới.
Những ai hợp tuổi với gia chủ sẽ xông đất vào ngày mùng 1 để mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình
10. Xuất hành ngày mùng 1 Tết
Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người sẽ xuất hành dựa vào hướng, giờ và phương tiện di chuyển nhằm cầu mong mọi thứ thuận lợi, may mắn và tốt lành trong cả một năm dài.
11. Chúc Tết và lì xì
Chúc Tết, mừng tuổi và lì xì là những hoạt động không thể thiếu trong 3 ngày Tết. theo đó, vào ngày này, trẻ em sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi và nhận về những bao lì xì đỏ tươi may mắn. Bên cạnh đó, thế hệ con cháu làm ăn xa cũng sẽ tiến hành mừng tuổi ông bà, cha mẹ và chúc Tết để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng và hiếu thảo cũng như mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với các đấng sinh thành.
12. Đi chùa hái lộc
Một nét đẹp tâm linh và là phong tục được phổ biến rộng rãi khắp 3 miền đất nước chính là đi chùa và hái lộc đầu xuân. Vào 3 ngày Tết, mọi người sẽ viếng chùa nhằm thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật, thần linh và tổ tiên, đồng thời cầu mong một năm được nhiều điều may mắn, tài lộc và gia đình bình an, hạnh phúc.
13. Cúng Tất niên
Đây là một nghi lễ và là phong tục ngày Tết vô cùng quan trọng của người Việt Nam. Vào mùng 30 Tết, các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên và thần linh một cách tươm tất, mời các bậc tiền nhân về ăn Tết với gia đình. Đây cũng là dịp để con cháu có thể sum vầy, tụ họp và thể hiện tình yêu thương lẫn nhau.
14. Phong tục ngày Tết: Dựng cây nêu
Hàng năm, vào dịp năm mới, ma quỷ sẽ đến quấy phá gia đình. Do đó, để xua đuổi tà ma và những điều không may mắn, người ta thường dựng trước nhà cây nêu như thông báo nơi này đã có chủ và các loài ma quỷ không nên đến quấy nhiễu gia đình.
Câu nêu thực chất là một cây tre cao từ 5 - 6m và được treo trên ngọn cây vàng mã, tấm vải điều, bùa trừ tà, cá chép giấy,... Ngoài việc mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và những điều không may mắn, cây nêu còn được dùng để chúc mừng năm mới. Thông thường, các gia đình sẽ dựng cây nêu từ mùng 23 tháng Chạp và hạ xuống vào mùng 7 Tết.
Ở một số địa phương, khu vực, người ta không dựng cây nêu mà thay vào đó là treo bùa nêu. Theo đó, các gia đình sẽ móc hai quả cau, ba lá trầu đã được tiêm cùng một lá bùa bằng dây chì và treo trước cửa nhà để xua đuổi, ngăn không cho ma quỷ vào nhà trong những ngày Tết.
15. Xin chữ đầu xuân
Vào ngày đầu năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đi xin chữ đầu xuân để treo trong nhà, cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình. Tùy vào mong muốn mà mỗi người có thể xin các dòng chữ khác nhau như cầu mong tài lộc, sức khỏe, gia đình hòa thuận,...
Phong tục ngày Tết tại ba miền Bắc - Trung - Nam
Ngoài các phong tục chung trong ngày Tết, ba miền Bắc - Trung - Nam vẫn sẽ có những phong tục đặc sắc riêng, cụ thể như:
Phong tục ngày Tết miền Bắc
Các phong tục ở miền Bắc tương tự như các vùng miền khác nhưng lại có sự khác biệt về cách bày trí, trang trí. Theo đó, do thời tiết có không khí lạnh, hoa đào phát triển mạnh mẽ nên những người dân miền Bắc sẽ mua những cành đào về trang trí nhà cửa. Mâm ngũ quả và mâm cỗ của người dân cũng sẽ có sự khác biệt so với hai vùng miền còn lại.
Với mâm ngũ quả, người miền Bắc rất trọng thuyết Ngũ hành nên các loại trái cây họ mua cũng sẽ có màu sắc tương ứng với 5 hành: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ. Các loại trái cây cũng rất đa dạng và mang ý nghĩa khác nhau, tùy vào mong muốn của gia chủ trong năm mới.
Với mâm cỗ, người miền Bắc thường có đầy đủ các món bánh chưng, gà luộc, dưa hành, chả giò và các món phụ khác. Trong đó, bánh chưng là món nhất-định-phải-có bởi đây chính là biểu tượng của mâm cỗ ngày Tết của các gia đình.
Người miền Bắc thường chưng mâm ngũ quả theo màu sắc ứng với 5 hành trong Ngũ hành
Phong tục ngày Tết miền Trung
Miền Trung là khu vực thường chịu nhiều thiên tai, bão lũ nên các món ăn cũng như cách bày trí mâm ngũ quả cũng khá đơn giản. Theo đó, mâm ngũ quả của người miền Trung sẽ dựa vào những loại quả có trong mùa xuân và có cách phát âm thể hiện sự mong muốn của mỗi gia đình, chẳng hạn như mãng cầu (cầu), sung (sung túc), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài),... Còn các mâm cúng cũng được bày biện khá đơn giản, bao gồm các món ăn đặc trưng của vùng miền như cơm trắng, gà luộc, cá kho, chả ram, rau sống, canh bún,... và đặc biệt phải có bánh tét - món ăn biểu tượng của người miền Trung và miền Nam.
Phong tục ngày Tết miền Nam
Phong tục ngày Tết của người dân miền Nam có sự tương đồng so với miền Trung về cách chưng mâm ngũ quả và cách chơi hoa ngày Tết. Nếu miền Bắc, hoa đào chính là loài hoa đặc trưng thì ở miền Nam, hoa mai chính là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và tài lộc. Vì vậy, các gia đình miền Nam thường chưng cây mai ngày Tết cùng với mâm ngũ quả truyền thống.
Mâm cúng của người dân miền Nam thường có 3 món chính là bánh tét, bánh tráng và thịt kho tàu. Trong đó, bánh tét đại diện cho sự no ấm qua nhiều thế hệ và là món ăn đặc trưng của người dân miền Nam trong những ngày Tết.
Trên đây là các phong tục ngày Tết đặc sắc của dân tộc Việt Nam và những sự thay đổi trong một vài phong tục của người dân ba miền Bắc - Trung - Nam. Dù có sự khác biệt đôi chút nhưng nhìn chung, những phong tục này vẫn thể hiện được những nét đặc sắc văn hóa của dân tộc cũng như gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam vào dịp Tết.
Bài viết nổi bật
Xem thêmSành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè
Nước hoa Unisex mùa hè không chỉ là điểm nhấn cho phong cách cá nhân mà còn là cách tuyệt vời để tạo ấn tượng và ghi điểm trong mắt mọi người.
Xem thêmGiày Tây Nam - Bí Quyết Của Quý Ông Thành Đạt
Các mẫu giày tây nam với thiết kế tối giản và họa tiết trang nhã sẽ mang đến vẻ ngoài hài hòa và đẳng cấp cho các quý ông trung niên.
Xem thêmGiày Da Nam Cao Cấp - Nâng Tầm Phong Cách
Giày da nam cao cấp là phụ kiện tạo điểm nhấn quan trọng cho bộ trang phục, phản ánh phong cách và đẳng cấp của người sử dụng.
Xem thêmVí Nam Khắc Tên - Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Món Quà Độc Đáo
Chiếc ví nam khắc tên chính là một đòn bẩy để tôn lên giá trị và cá tính đẳng cấp của người được nhận quà.
Xem thêmVí Da Cá Sấu – Đẳng Cấp Sang Trọng Của Đàn Ông
Ví da cá sấu không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là sự lựa chọn của những người yêu thích sự sang trọng và độc đáo.
Xem thêmCách Nhận Biết Và Bảo Quản Ví Da Bò Thật
Ví da bò thật thường được làm từ chất liệu da tự nhiên, do đó khi bạn ngửi sẽ thấy mùi đặc trưng của chất béo như mùi hăng và hơi hôi.
Xem thêmVí Da Nam Handmade – Độc Đáo Chất Riêng
Ví da nam handmade chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ đường chỉ may cho đến chất liệu da được chọn lựa cẩn thận.
Xem thêmVí Da Nam Cao Cấp - Nâng Tầm Đẳng Cấp Quý Ông
Ví da nam cao cấp được sản xuất với nhiều mẫu mã và phong cách khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Xem thêmNhẫn Cưới Kim Cương Nhân Tạo - Sự Sang Trọng Bền Vững
Nhẫn cưới kim cương nhân tạo hiện nay là một lựa chọn hấp dẫn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với nhẫn cưới kim cương tự nhiên.
Xem thêm