TIN TỨC ARISTINO
Trải qua nhiều nồi bánh chưng ngày Tết, bạn đã biết ý nghĩa Tết Nguyên Đán chưa?
Bạn đã biết được ý nghĩa Tết Nguyên Đán là gì hay không? Nếu chưa, hãy cùng thời trang nam Aristino tìm hiểu nhé!
Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc, là ngày mà tất cả mọi người trong gia đình cùng quây quần bên nhau, gửi gắm những lời chúc tốt đẹp và thưởng thức các món ăn ngon. Thế nhưng, liệu bạn đã biết được ý nghĩa Tết Nguyên Đán là gì hay không? Nếu chưa, hãy cùng Aristino tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc tên gọi Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán chính là ngày hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Đây không chỉ là thời điểm “chuyển giao” giữa năm cũ và năm mới mà còn biểu trưng cho chu kỳ vận hành của vạn vật cây cỏ, của đất trời. Bên cạnh đó, Tết còn là thời điểm tượng trưng cho sự khát khao trường tồn trong cuộc sống, sự hài hòa của Thiên - Địa - Nhân và sự gắn kết của cộng đồng, của các cá nhân trong gia đình. Xét về xâu sa, Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người thể hiện tình yêu thương, gắn kết với nhau sau một năm xa cách vì cuộc sống.
Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp, sum vầy cùng nhau sau một năm xa cách
Tết Nguyên Đán còn được nhiều người gọi với nhau là Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cả,... hay chỉ đơn giản là Tết. Không khí Tết không xuất hiện chỉ riêng ngày đầu năm mới mà đã có từ trước đó, kể từ mùng 23 tháng Chạp (Tết Táo Quân), sau đó là Tất Niên (29 hoặc 30 tháng Chạp).
Về cái tên, Tết Nguyên Đán được ghép từ “Tết” mang ý nghĩa “tiết” và từ “Nguyên Đán” có nghĩa khởi đầu của buổi sáng sớm, sơ khai. Được biết, Việt Nam thuộc nền văn minh lúa nước, có liên quan đến nhu cầu canh tác nông nghiệp nên được phân chia thời gian 1 năm thành 24 tiết khác nhau. Mỗi tiết đều có một thời khắc gọi là “giao thời”, trong đó quan trọng nhất chính là tiết khởi đầu của chu kỳ gieo trồng, canh tác. Đó chính là Tiết Nguyên Đán. Trải qua thời gian, từ “tiết” đã được người Việt đọc trại thành “Tết” và từ đó, cái tên Tết Nguyên Đán ra đời và hiện hữu cho đến ngày nay.
Vậy, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ đâu? Trên thực tế, câu hỏi này vẫn là một ẩn số và dù đã có những kiến giải khác nhau nhưng chưa có kết luận nào chính thức. Song, phổ biến nhất và được nhiều người đưa ra làm luận cứ cho nguồn gốc Tết Nguyên Đán chính là nguồn gốc thuần Việt của lễ hội này, tức trước khi tên gọi này du nhập vào Việt Nam và được sử dụng để chỉ ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Theo những gì được ghi chép trong tích “Bánh chưng bánh dày”, từ trước thời các Vua Hùng, người Việt đã có tập tục ăn Tết. Theo ghi chép của cuốn Kinh Lễ, Khổng Tử - bậc thánh nhân và hiền triết của lịch sử Trung Quốc đã từng đề cập rằng, ông không biết Tết là gì mà chỉ nghe nói đây là tên của một lễ hội lớn người Man. Vào ngày này, người ta thường nhảy múa, uống rượu và ăn chơi khuây khỏa. Bên cạnh đó, sách Giao Chỉ Chí cũng đã ghi chép lại rằng, người Giao Quận thường tập trung thành từng hội nhóm để nhảy múa, ăn uống, ca hát, vui chơi trong nhiều ngày liền để mừng 1 mùa cấy trồng mới, bao gồm cả Chúa động và Quan lang.
Từ những ghi chép kể trên, có thể thấy Tết Nguyên Đán không phải được du nhập từ Trung Quốc mà thực chất là lễ hội của Việt Nam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Nhiều người lầm tưởng Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc là do cả hai quốc gia này đều sử dụng lịch âm nên Tết đều có những điểm tương đồng. Dù vậy, ngày hội này vẫn có nhiều điểm khác biệt ở từng quốc gia tùy theo quan niệm và nền văn hóa dân tộc.
Tết Nguyên Đán là ngày hội lớn có nguồn gốc từ Việt Nam
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán không phải ai cũng biết
Chúng ta đều biết Tết Nguyên Đán là ngày hội lớn và vô cùng quan trọng của Việt Nam. Vậy, liệu chúng ta đã biết ý nghĩa thực sự của ngày này là gì không?
1. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán: Thời điểm giao thoa giữa trời và đất
Tết Nguyên đán là thời điểm biểu hiện cho sự giao thoa giữa thần linh và con người, giữa trời và đất. Tết vận hành theo 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông trong năm. Cứ mỗi chu trình kết thúc sẽ mang đến ý nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế nông nghiệp lúa nước của dân tộc ta.
2. Tết Nguyên Đán: Thời điểm con cháu tỏ lòng thành kính lên ông bà, tổ tiên
Tết là dịp quan trọng nhất trong năm, là thời điểm để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên trong gia đình. Những ngày trong năm, mọi người đều tất bật, vất vả với cuộc sống mưu sinh, thậm chí là đến nơi đất khách quê người và khó lòng cúng kiếng, dâng lên bàn thờ những mâm cơm, trái cây vào ngày giỗ. Do đó, Tết chính là dịp để con cháu tập trung lại, chuẩn bị và dâng lên bàn thờ tổ tiên mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất.
Bên cạnh đó, quan niệm từ xa xưa đã chỉ ra rằng, vào dịp này, ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu, đồng thời phù hộ cho gia đình được hòa thuận, mạnh khỏe và thành công hơn trong công việc làm ăn.
Vào ngày Tết, con cháu sẽ làm mâm cơm dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với thế hệ trước của gia tộc
3. Tết Nguyên Đán: Ngày may mắn và hy vọng, khởi đầu cho một năm suôn sẻ
Tết Nguyên Đán được diễn ra vào ngày mùng 1, ngày đầu tiên của năm, biểu trưng cho một sự khởi đầu mới. Vì vậy, vào ngày này, mọi người thường rủ nhau đi chùa cầu phúc lộc, may mắn về sự nghiệp, tình yêu, gia đình và tiền tài cho một năm sắp tới.
Từ thời xa xưa, dân gian luôn có quan niệm rằng, ngày Tết sẽ xua đi những điều không may mắn của năm cũ và khởi đầu cho những niềm vui, điều tốt đẹp cho năm mới. Do đó, đây là thời điểm mọi người gửi nhau những lời chúc yêu thương, tình cảm ngọt ngào và mở đầu cho công việc trong năm nhằm “lấy lộc”, buôn may bán đắt, công việc hanh thông cho cả một năm dài.
4. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán: “Ngày của gia đình”
Không phải tất cả mọi thành viên trong gia đình lúc nào cũng ở gần bên nhau. Có người phải lấy vợ, lấy chồng, có người đi làm ăn xa,... Vì vậy, Tết Nguyên Đán chính là thời điểm mọi người quay trở về mái ấm, đoàn tụ bên cạnh những người yêu thương, cùng quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét đêm giao thừa và trao nhau những cái ôm nồng thắm, những câu chuyện vui vẻ, hòa mình và không khí rộn ràng cùng những tiếng cười giòn tan.
Tết cũng chính là thời điểm con cháu bày tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, ông bà - những người đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành và hy sinh cả một cuộc đời cho thế hệ mai sau.
Gia đình cùng nhau gói bánh chưng, chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán ý nghĩa
5. Tết Nguyên Đán: Thời điểm bày tỏ lòng thành với thần linh
Người dân Việt Nam rất tôn trọng tín ngưỡng và xem trọng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, không chỉ để bày tỏ lòng biết ơn mà còn cầu phúc cho gia đình. Ngoài ra, đây cũng là dịp mọi người tổ chức lễ hội cúng bái, gửi gắm lời cảm ơn và cầu phúc đến các vị thần Mưa, thần Mặt Trời, thần Đất,... khi đã giúp đỡ họ trong một năm vừa qua.
6. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán: “Sinh nhật” của tất cả mọi người
Con người chúng ta sẽ có hai lần đón sinh nhật trong một năm, đó chính là sinh nhật thật và sinh nhật “ảo”. Sinh nhật thật là ngày mà chúng ta được sinh ra, có mặt trên cuộc đời này. Trong khi đó, sinh nhật “ảo” sẽ diễn ra vào ngày đầu năm và tất cả mọi người đều đón mừng tuổi mới với những khởi đầu mới.
Để ngày sinh nhật “ảo” diễn ra ý nghĩa, tất cả mọi người sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn nhất, hy vọng vào một năm tốt đẹp. Người lớn sẽ lì xì cho trẻ nhỏ những tấm phong bì đỏ, mong con cháu khỏe mạnh và chăm ngoan, học giỏi. Ngoài ra, con cháu cũng sẽ mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ và gửi lời chúc các cụ sống lâu khỏe, trường thọ và an hưởng tuổi già.
Các phong tục, tập quán trong Tết Nguyên Đán
Vào dịp Tết Nguyên Đán, trên ba miền Việt Nam sẽ diễn ra các phong tục, tập quán sau tùy vào đặc điểm văn hóa và bản sắc từng vùng miền:
1. Đưa ông Táo về trời
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi người sẽ cùng nhau mua cá chép và thả xuống sông, hồ hoặc đốt bếp lò để ông Công ông Táo có phương tiện chầu trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng về những sự kiện đã diễn ra trong năm qua. Phong tục này được bắt nguồn từ tích “Ông Táo” theo ghi chép của dân gian Việt Nam.
2. Tảo mộ
Để khởi đầu cho một năm may mắn, tài lộc và chỉn chu tất cả mọi thứ, người Việt Nam thường đi tảo mộ, dọn dẹp khu vực xung quanh mộ ông bà, tổ tiên như nhổ cỏ, quét rác, sơn mộ và đốt giấy tiền vàng mã, cúng bánh trái,... Phong tục này thể hiện sự kính trọng, biết ơn và lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
3. Gói bánh chưng, bánh tét
Dù không còn xuất hiện nhiều như ngày xưa nhưng vẫn có những khu vực lưu giữ truyền thống gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết. Món ăn này là đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán và thường được dùng để dâng cúng ông bà, tổ tiên, thể hiện lòng thành kính của con cháu với các bậc ơn trên.
4. Chúc Tết/mừng tuổi
Năm mới đến, mỗi người sẽ có thêm một tuổi. Do đó, vào ngày này, người ta thường dành tặng những lời chúc tốt đẹp nhất nhằm hy vọng năm mới sẽ có nhiều thành công hơn. Thông thường, vào ngày mùng 1, con cháu sẽ đến mừng tuổi ông bà, cha mẹ và người lớn sẽ lì xì lại bằng những bao lì xì đỏ, cầu chúc năm mới con cháu có nhiều may mắn và học giỏi hơn.
Chúc Tết/mừng tuổi là phong tục lâu đời của người Việt Nam
Ngoài các phong tục, tập quán trên, người Việt còn có rất nhiều phong tục khác như cúng Tất Niên, xông đất, dọn dẹp nhà cửa,... với ý nghĩa xua đi những điều chưa tốt đẹp trong năm cũ và chào đón những điều may mắn trong năm sắp tới.
Hy vọng qua bài viết này, chúng ta đã biết rõ ý nghĩa Tết Nguyên Đán. Hãy chuẩn bị nhà cửa thật tươm tất để chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới nhé!
Bài viết nổi bật
Xem thêmSành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè
Nước hoa Unisex mùa hè không chỉ là điểm nhấn cho phong cách cá nhân mà còn là cách tuyệt vời để tạo ấn tượng và ghi điểm trong mắt mọi người.
Xem thêmGiày Tây Nam - Bí Quyết Của Quý Ông Thành Đạt
Các mẫu giày tây nam với thiết kế tối giản và họa tiết trang nhã sẽ mang đến vẻ ngoài hài hòa và đẳng cấp cho các quý ông trung niên.
Xem thêmGiày Da Nam Cao Cấp - Nâng Tầm Phong Cách
Giày da nam cao cấp là phụ kiện tạo điểm nhấn quan trọng cho bộ trang phục, phản ánh phong cách và đẳng cấp của người sử dụng.
Xem thêmVí Nam Khắc Tên - Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Món Quà Độc Đáo
Chiếc ví nam khắc tên chính là một đòn bẩy để tôn lên giá trị và cá tính đẳng cấp của người được nhận quà.
Xem thêmVí Da Cá Sấu – Đẳng Cấp Sang Trọng Của Đàn Ông
Ví da cá sấu không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là sự lựa chọn của những người yêu thích sự sang trọng và độc đáo.
Xem thêmCách Nhận Biết Và Bảo Quản Ví Da Bò Thật
Ví da bò thật thường được làm từ chất liệu da tự nhiên, do đó khi bạn ngửi sẽ thấy mùi đặc trưng của chất béo như mùi hăng và hơi hôi.
Xem thêmVí Da Nam Handmade – Độc Đáo Chất Riêng
Ví da nam handmade chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ đường chỉ may cho đến chất liệu da được chọn lựa cẩn thận.
Xem thêmVí Da Nam Cao Cấp - Nâng Tầm Đẳng Cấp Quý Ông
Ví da nam cao cấp được sản xuất với nhiều mẫu mã và phong cách khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Xem thêmNhẫn Cưới Kim Cương Nhân Tạo - Sự Sang Trọng Bền Vững
Nhẫn cưới kim cương nhân tạo hiện nay là một lựa chọn hấp dẫn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với nhẫn cưới kim cương tự nhiên.
Xem thêm