FALL WINTER COLLECTION 2024
SHOP NOW
Tư vấn phong cách

Tết Đoan Ngọ 2024: Nguồn gốc, Ý Nghĩa Và Những Điều Thú Vị

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Lễ Tết truyền thống mang nhiều giá trị văn hóa của người Việt. đây được xem là ngày quan trọng và ý nghĩa

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Lễ Tết truyền thống mang nhiều giá trị văn hóa của người Việt. Từ xưa đến nay, đây được xem là ngày quan trọng và ý nghĩa trong năm.

Tết Đoan Ngọ là gì? 

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đây là một trong ngày Lễ Tết truyền thống của người phương Đông. Thời gian diễn ra ngày Tết Đoan Ngọ là mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, khoảnh khắc rơi vào giữa mùa hè. 

Lý giải nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ trong tiếng Trung Quốc: 

  • Đoan: là mở đầu

  • Ngọ: là giờ ngọ, khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều. 

Chính vì thế

, có thể hiểu ngày Tết Đoan Ngọ diễn ra vào thời điểm giữa ngày và giữa năm. Người Trung Quốc cho rằng, khi ánh mặt trời bắt đầu ngắn nhất và ở gần với trời đất nhất sẽ trùng với ngày hạ chí. Ngày này được xem là ngày có tác dụng rất tốt với sức khỏe của con người. 

Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam được hiểu là “Tết giết sâu bọ”. Bởi người Việt cho rằng, đây là giai đoạn chuyển mùa nên thời tiết thường thay đổi khiến dịch bệnh phát sinh nhiều. Do đó, dân gian cũng có nhiều tục tiêu trừ, phòng bệnh tật. 

Nguồn gốc, ý nghĩa, Tết Đoan Ngọ ở các vùng miền Việt Nam

Thực chất Tết Đoan Ngọ là phong tục lễ tết Á Đông. Ngày Tết gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong một năm.

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ ở mỗi quốc gia được tương truyền theo nhiều cách khác nhau. Điển hình nhất là nguồn gốc Tết Đoan Ngọ của Trung Quốc và tại Việt Nam.

Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Khuất Nguyên – vị đại thần nước Sở vào cuối thời kỳ Chiến Quốc. Vị này là một trung thần và cũng là nhà văn hóa lỗi lạc. Bài thơ Ly Tao thuộc thể loại “Sở từ” do ông sáng tác rất nổi tiếng trong văn hóa cổ của Trung Hoa. Nội dung thơ thể hiện tâm trạng buồn khổ bởi tình cảnh suy vong của đất nước.

Cũng vì bị gian thần hãm hại và ông không thể can ngăn vua Hoài Vương nên Khuất Nguyên đã uất ức gieo mình tự vẫn ở sông Mịch La. Thời gian đúng vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. 

Người dân Trung Quốc tỏ lòng thương tiếc người trung nghĩa nên mỗi năm đều cúng Khuất Nguyên. Họ làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc ở bên ngoài nhằm làm cho cá sợ, khỏi đớp mất. Sau đó, bỏ gạo vào ống tre và bơi thuyền để ném bánh với gạo xuống giữa sông.

Bên cạnh câu chuyện về Khuất Nguyên thì ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc còn có nhiều truyền thuyết khác. Chẳng hạn như: tết Đoan Ngọ được bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ. Hoặc Tết Đoan Ngọ là sự tôn sùng vật tổ trong tín ngưỡng của người dân vùng sông Trường Giang ở Trung Quốc.

Truyền thuyết Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam được lưu truyền theo truyền thuyết Tết sâu bọ. Một ngày nọ, vào sau vụ mùa thì người dân ăn mừng vì được mùa. Tuy nhiên, năm ấy lại xuất hiện nhiều sâu bọ ăn mất cây trái và lương thực đã thu hoạch. Người dân lo lắng không biết phải làm cách nào để hóa giải nạn sâu bọ này. 

Bỗng nhiên, một ông lão tự xưng là Đôi Truân từ xa tới chỉ cho dân chúng cách diệt trừ sâu bọ. Ông bảo rằng, mỗi nhà hãy lập đàn cúng gồm có: bánh tro và trái cây. Sau đó, ra đứng trước nhà của mình để vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông lão, không ngờ chỉ một lúc sau, đàn sâu bọ liền té ngã hết. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. 

Ông lão chia sẻ thêm, hằng năm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch này sâu bọ rất hung hăng. Vì vậy,  cứ vào đúng ngày này mỗi năm hãy làm theo những gì ta đã dặn, lũ sâu bọ sẽ được bài trừ. 

Người dân bấy giờ vô cùng biết ơn ông lão nên dự định sẽ cảm tạ ông nhưng ông đã đi mất. Nhằm tưởng nhớ ngày này cũng như công ơn của ông lão, mọi người đặt cho ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết diệt sâu bọ. Nhiều người còn gọi đó là Tết Đoan Ngọ vì lễ cúng vào giữa giờ Ngọ.

Có thể thấy, ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam có câu chuyện ý nghĩa riêng. Thế nên, không thể cho rằng ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như nhiều người lầm tưởng. 

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ 

Ngày Tết Đoan Ngọ mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đối với người dân Việt Nam, Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa trừ trùng phòng bệnh, bảo vệ mùa màng và sức khỏe. Nghi thức cúng tổ tiên và thần linh là nét đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt là cúng Đôi Truân, theo truyền thuyết thì ông là thần bảo vệ cây trồng, giúp chống lại sâu bọ.

Tết Đoan Ngọ ăn gì để xua tan điềm rủi kéo về may mắn?

Tết Đoan Ngọ để mỗi người cùng tưởng nhớ, kính trọng tổ tiên. Đồng thời, giúp lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh đó, Tết Đoan Ngọ còn được xem là dịp để đoàn viên, sum họp gia đình. Ở làng quê Việt, người dân thường rất coi trọng ngày này. Xem đây là một ngày Tết ý nghĩa trong năm. Đây là lý do vì sao dù xa xôi đến đâu thì con cháu vẫn thu xếp để về quê sum họp trong ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Những điều thú vị về ngày Tết Đoan Ngọ

Mặc dù diễn ra vỏn vẹn trong vòng 1 ngày nhưng Tết Đoan Ngọ vẫn có những điều thú vị riêng. Chẳng hạn như:

Món ăn thường có trong ngày Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ thì không thể thiếu những món ăn đặc trưng. 

Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ và phải ăn cơm rượu nếp?

Trái cây: Vào tháng 5 âm lịch là mùa vải, mùa mận Hà Nội ở miền Bắc. Còn miền Nam thì nổi bật với xoài, chôm chôm, dưa hấu ... Khi cúng và ăn các loại quả trái cây theo mùa, người dân thường cầu mong mùa màng bội thu, tươi tốt. Đặc biệt là mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt và cây trái ngọt lành.

Bánh tro: Loại bánh này có nhiều tên gọi như bánh ú, bánh gio, bánh âm. Tuỳ theo vùng miền khác nhau sẽ có cách gói bánh với nhiều hình dạng khác nhau. Bánh tro được làm từ gạo đã ngâm trong nước tro. Nước tro được đốt từ củi của các loại cây khô hay rơm. Bánh sẽ gói trong lá chuối, khi ăn có vị ngọt vừa hoặc nhạt. Bánh mềm, màu trong đặc trưng và rất mát ruột. Với loại bánh tro không nhân sẽ ăn cùng mạch nha hoặc đường mật mía.

Thịt vịt: Hầu như các khu chợ trước ngày mùng 5 tháng 5 đều rộn ràng việc mua bán vịt sống. Mọi người thường chế biến nhiều món ăn từ thịt vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ. Họ quan niệm từ ngày này, vịt bắt đầu vào mùa và trở nên béo, nhiều thịt. Vì thế có thể làm được các món ngon như vịt quay, vịt tiềm, vịt luộc...

Cơm rượu nếp: Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu món cơm rượu nếp. Người dân tin rằng, khi ăn cơm rượu và uống rượu ngày mùng 5 tháng 5 sẽ giúp diệt sâu bọ rất tốt. Cơm rượu nếp có vị ngọt thanh, chua nhẹ và cay cay đầu lưỡi. Dù lứa tuổi nào thì cũng đều yêu thích món này. 

Cơm rượu nếp trong ngày Tết Đoan Ngọ có lợi ích gì?

Mọi người thường ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy. Người Việt Nam có quan niệm là rượu nếp có thể làm sâu bọ trong cơ thể bị say

Các loại chè: Thực đơn lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ chắc chắn phải có chè. Các loại chè như: chè hạt sen, chè đậu đen, chè trôi nước, chè kê... có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong ngaỳ hè. Hơn nữa, thời tiết tháng 5 mưa nắng thất thường, điều này khiến cho các mầm bệnh phát triển nhiều. Do đó, ăn chè trong ngày Tết Đoan Ngọ được nhiều người chọn để phòng bệnh, cầu mong sức khỏe. 

Các hoạt động diễn ra vào ngày Tết Đoan Ngọ

Không những chú trọng đến mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ mà vào ngày này người dân cũng có nhiều hoạt động vô cùng thú vị. 

Nấu nước xông: Cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 đúng giờ Ngọ trong ngày (tức 12 giờ trưa), người dân ở các vùng quê thường rủ nhau đi hái lá mang về nấu nước xông. Mục đích là để làm sạch cơ thể, đồng th��i giúp giải cảm. Bởi theo dân gian, thời điểm 12 giờ trưa ngày Tết Đoan Ngọ có dương khí tốt nhất và ánh nắng mặt trời tỏa ra tốt nhất trong năm. 

Treo ngải cứu trừ tà: Nhiều nơi khác còn có tục lệ treo ngải cứu vào ngày Tết Đoan Ngọ để trừ tà.

Tắm lá mùi: Hoạt động tắm lá mùi để tẩy trừ sâu bọ và phòng bệnh cũng rất tuyệt vời. Riêng với những người dân vùng ven biển, họ thường tắm biển vào đúng giờ Ngọ.

Ngoài ra, vào ngày Tết Đoan Ngọ một số vùng còn cúng lễ để mừng sự trong sáng, quang đãng của trời đất

Tết Đoan Ngọ 2024 là ngày nào?

Vào năm 2024, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào ngày nào theo lịch âm và theo lịch dương? Dựa trên lịch vạn niên, xem lịch âm ngày Tết Đoan Ngọ 2024 _ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nhằm ngày 10 tháng 6 năm 2024 dương lịch

Xem ngày tốt xấu và giờ đẹp để xuất hành, khai trương hay động thổ,... trong ngày 10/6/2024 dương lịch như sau: 

  • Ngày Ất Tỵ, 

  • Tháng Canh Ngọ, 

  • Năm Giáp Thìn, 

  • Tiết Mang Chủng (Sao tua rua mọc)

Ngày Tết Đoan Ngọ năm 2024 thuộc ngày Nguyên Vũ Hắc Đạo, Trực Bế. Ngày này tốt với các tuổi: Dậu, Sửu, Thân và xấu với các tuổi: Quý Hợi, Tân Hợi, Tân Tỵ

Tho đó, giờ tốt để thực hiện mọi việc đó là:

  • Giờ Sửu (1:00-2:59), 

  • Giờ Thìn (7:00-9:59), 

  • Giờ Ngọ (11:00-13:59), 

  • Giờ Mùi (13:00-15:59), 

  • Giờ Tuất (19:00-21:59), 

  • Giờ Hợi (21:00-23:59)

Tết Đoan Ngọ vô cùng thú vị với nhiều ý nghĩa trong tâm khảm của người Việt. Đây là dịp để mỗi người được nghỉ ngơi, đoàn tụ và tưởng nhớ về những truyền thống tốt đẹp xa xưa. Cùng cầu chúc một vụ mùa tuyệt vời trong ngày Tết Đoan Ngọ 2024 nhé!

 

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Aristino Ra Mắt Huyền Thoại Phương Đông - Bộ Sưu Tập Thu Đông 2024 Đầy Ấn Tượng

Aristino Ra Mắt Huyền Thoại Phương Đông - Bộ Sưu Tập Thu Đông 2024 Đầy Ấn Tượng

"Huyền Thoại Phương Đông" không chỉ là một bộ sưu tập thời trang mà còn là một câu chuyện về sự giao thoa văn hóa. ...

Đồng phục ngân hàng: Tối ưu hóa hình ảnh chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu

Đồng phục ngân hàng: Tối ưu hóa hình ảnh chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu

Đồng phục ngân hàng không chỉ góp phần tạo ra ấn tượng tích cực mà còn là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương...

Sành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè

Sành điệu với sắc hương tươi mát của nước hoa Unisex mùa hè

Nước hoa Unisex mùa hè không chỉ là điểm nhấn cho phong cách cá nhân mà còn là cách tuyệt vời để tạo ấn tượng và ghi điểm trong mắt...

BACK TO TOP